5 tháng, nhóm hàng nông lâm thủy sản xuất siêu gần 5,1 tỷ USD
Nông sản vào chính vụ, nhiều địa phương đẩy mạnh tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử
Đồng bằng sông Cửu Long: Tháo gỡ điểm nghẽn logistics để phát triển bền vững
9 nhóm sản phẩm nông lâm thủy sản đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD
Bộ NN&PTNT cho biết, 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt gần 23,2 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt trên 9,4 tỷ USD, tăng 10,4%; lâm sản chính đạt gần 7,7 tỷ USD, tăng 7,6%; thủy sản đạt gần 4,8 tỷ USD, tăng 46,3%; chăn nuôi đạt 138,9 triệu USD, giảm 16,2%; xuất khẩu đầu vào sản xuất khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 59,3%.
Trong 5 tháng đầu năm đã có 9 sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 01 tỷ USD (cà phê, cao su, gạo, điều, nhóm rau quả, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ và nhóm đầu vào phục vụ sản xuất).
Một số mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ, như: giá trị xuất khẩu cà phê đạt gần 2,0 tỷ USD (tăng 54,0%); cao su đạt trên 1,0 tỷ USD (tăng 12,0%); hồ tiêu khoảng 476 triệu USD (tăng 25,7%); sắn và sản phẩm sắn đạt 636 triệu USD (tăng 20,3%), cá tra đạt khoảng 1,2 triệu USD (tăng 91,2%), tôm đạt trên 1,9 tỷ USD (tăng 42,7%), gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 7,2 tỷ USD (tăng 6,9%); mây, tre, cói thảm đạt 426 triệu USD (tăng 19,1%).
Thị trường xuất khẩu nông lâm sản lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, đạt gần 6,5 tỷ USD (chiếm 28,0% thị phần), trong đó kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 67,5% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tại thị trường này.
Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc trên 4,1 tỷ USD (chiếm 17,8% thị phần) với kim ngạch xuất khẩu nhóm rau quả chiếm 20,8%; thứ ba là thị trường Nhật Bản với giá trị XK đạt trên 1,6 tỷ USD (chiếm 7,0%) và xuất khẩu nhóm sản phẩm gỗ nhiều nhất (chiếm 43,8%); thứ tư là thị trường Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt trên 1,1 tỷ USD (chiếm 4,8%) và xuất khẩu nhóm sản phẩm gỗ chiếm 44,2%.
Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch nhập các mặt hàng nông lâm thủy sản ước gần 18,1 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2021. Campuchia tiếp tục trở thành thị trường xuất khẩu nông sản sang Việt Nam nhiều nhất đạt trên 1,9 tỷ USD, chiếm 10,7% thị phần; tiếp theo là Braxin với giá trị nhập khẩu đạt 1,6 tỷ USD, chiếm 8,6% thị phần; thứ ba là Trung Quốc đạt khoảng 1,5 tỷ USD, chiếm 8,3%; thứ tư là Hoa Kỳ với giá trị nhập khẩu đạt gần 1,4 tỷ USD, chiếm 7,6% thị phần.
Thúc đẩy xuất khẩu nông sản theo hình thức thương mại chính ngạch
Để thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản, Bộ NN&PTNT đã tập trung đàm phán, thúc đẩy xuất khẩu chanh leo và bưởi sang Úc; chôm chôm, vú sữa, na, bưởi, sắn lát, đường, sữa sang Thái Lan; chanh, bưởi sang Newzealand, yến sào, SP lông vũ, bột cá sang Trung Quốc. Ký Công hàm gửi Tổng cục Hải quan Trung Quốc để kiểm tra và đưa vào danh sách được phép xuất khẩu vào Trung Quốc. Tiếp tục hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện quy định Lệnh 248, 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Trong tháng 5, Bộ NN&PTNT đã cấp 144 mã số vùng trồng xoài, thanh long, chanh không hạt, sầu riêng, ớt, thạch đen; 03 mã số cơ sở đóng gói đối với các loại quả, chuối, vải đi các thị trường Trung Quốc. Tổ chức lấy 325 mẫu thủy sản, kết quả 88 mẫu đạt yêu cầu, 236 mẫu chưa có kết quả phân tích; các địa phương lấy 2.905 mẫu nông lâm thủy sản sau thu hoạch, phát hiện 117 mẫu vi phạm an toàn thực phẩm, chiếm 4,03%.
Thời gian tới, Bộ NN&PTNT tiếp tục khảo sát nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất, nguồn cung các mặt hàng nông sản tại địa phương và tăng cường hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đặc biệt tại các cửa khẩu; đồng thời, phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng và triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu biên giới theo hình thức thương mại chính ngạch.
Lê Kim Liên