Ấn Độ: Cần tiêu chuẩn chặt chẽ hơn cho thực phẩm chức năng và men vi sinh
Những cách đơn giản giúp tân sinh viên vui đến trường mỗi ngày
Philippines và Malaysia điều tra chống bán phá giá và phòng vệ thương mại
Ban hành thông tư bổ sung một số điều quy định về quá cảnh hàng hóa của Campuchia qua Việt Nam
Các nhà quản lý tại Ấn Độ lo ngại về tình trạng tiêu thụ mất kiểm soát cũng như quản lý lỏng lẻo khiến các loại thực phẩm chức năng/men vi sinh/thực phẩm cho mục đích y tế đặc biệt/thực phẩm cho mục đích ăn kiêng đặc biệt có mức giá "leo thang". Vì vậy, Bộ Y tế nước này đang có kế hoạch đưa thêm các sản phẩm vào Tổ chức Kiểm soát Tiêu chuẩn Thuốc Trung ương (CDSCO). Hiện tại, các mặt hàng này đang nằm trong phạm vi quản lý của Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm Ấn Độ (FSSAI).
Một nguồn tin cho biết, Bộ cũng đề xuất thành lập ủy ban do Bộ trưởng Bộ Y tế làm chủ tịch để giải quyết các mối quan ngại chồng chéo giữa dược phẩm dinh dưỡng và thuốc. Ủy ban sẽ đại diện từ nhiều tổ chức chủ chốt như FSSAI, CDSCO, Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR), Bộ Ayush (Y học cổ truyền Hồi giáo) và Bộ Dược phẩm.
Trước đó, Bộ Y tế nước này từng cấp phép chứng nhận cho men vi sinh vừa có thể là thuốc vừa là thực phẩm chức năng theo phạm vi của Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm Ấn Độ (FSSAI). Tuy nhiên, chính điều đó đang dấy lên tình trạng đáng lo ngại khi nhiều người sử dụng và nhà sản xuất đang thổi phồng công dụng men vi sinh, chẳng hạn như kẹo dẻo dành cho sức khỏe phụ nữ còn có tác dụng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, giảm sự phát triển của vi khuẩn và hỗ trợ sức khỏe đường tiết niệu.
Chính phủ Ấn Độ sẽ ban hành tiêu chuẩn mới cho thực phẩm chức năng và men vi sinh nhằm đảm bảo chất lượng và giá cả sản phẩm này.
Theo các viên chức Bộ Y tế, việc kém hiểu biết trong sử dụng các loại thực phẩm chức năng cũng như "nói quá" về tác dụng có thể gây hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian kéo dài và liều cao, nếu không có sự giám sát y tế bắt buộc theo quy định về dinh dưỡng. Ngoài ra, việc không kiểm soát giá đối với sản phẩm dinh dưỡng cũng là mối quan tâm lớn.
Cũng theo nhiều chuyên gia, khoảng trống trong các tiêu chuẩn cũng như sự quản lý mặt hàng thực phẩm chức năng, men vi sinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mất kiểm soát về giá cả, khi các nhà sản xuất luôn cho rằng, sản phẩm của họ là tốt nhất, nhiều tác dụng, tuy nhiên, chưa có căn cứ hay quy định thống nhất nào nêu rõ việc một loại sản phẩm chất lượng cần những yêu cầu gì. Điều này dẫn đến một sản phẩm chức năng có tên Renochlor dù chỉ là sản phẩm có chứa dưỡng chất bổ sung sức khỏe những đã được quảng cáo hoa mỹ là giúp ngăn chặn tình trạng suy thận ở giai đoạn đầu của quá trình tiến triển của bệnh thận mãn tính (CKD), cùng với các tuyên bố về việc giảm vi niệu, giảm stress và tăng cường mức eGH. Điều này rất dễ đánh lừa lòng tin từ người dân và có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nếu như quá lạm dụng thuốc.
Chính vì vậy, việc ban hành riêng một tiêu chuẩn dành cho thực phẩm chức năng và men vi sinh là điều cần thiết đối với chính phủ Ấn Độ ngay lúc này. Đặc biệt, khi có sự tham gia của Cơ quan quản lý giá dược phẩm quốc gia (NPPA), hoạt động trực thuộc Cục Dược phẩm, Bộ Hóa chất và Phân bón sẽ có trách nhiệm điều tiết giá dược phẩm, đảm bảo giá cả phải chăng và dễ tiếp cận đối với công chúng. Từ đó giúp ngăn ngừa sự "lạm phát" về giá đối với sản phẩm này, cũng như việc các bên có nhiệm vụ liên quan cùng tham gia xây dựng và ban hành tiêu chuẩn sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm tốt hơn.
Ngoài ra, trong tiêu chuẩn mới cũng nhấn mạnh về việc đưa ra tuyên bố về sản phẩm của các nhà sản xuất trước khi đưa ra thị thường, cần có sự cam kết và quản lý chặt chẽ trong nội dung về tác dụng của sản phẩm, tránh sự "thổi phồng" nhằm lấy lòng tin của người tiêu dùng và gây ra tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe cũng như sự lũng đoạn giá cả sản phẩm thực phẩm chức năng, men vi sinh này.
Bảo Linh (theo newindianexpress)