Bảo vệ dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế số
Sự kiện: AN TOÀN THÔNG TIN
Tích hợp trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn - Lớp phòng thủ trước mối đe dọa tấn công mạng
Bảo mật đám mây Make in Vietnam: Giải pháp bảo vệ dữ liệu trong thời đại số
Ngành BHXH Việt Nam tiếp tục nâng cao năng lực bảo vệ dữ liệu và chủ động ứng phó với các mối đe dọa
Ông Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ (bên trái) và ông Lê Minh Mạnh, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đồng chủ trì Chuyên đề 2
Phát triển kinh tế số, xã hội số là tầm nhìn chiến lược quốc gia mà Việt Nam hướng đến năm 2030. Đây là cơ hội và cũng là thách thức đối với đất nước trong việc khẳng định vị thế, cơ đồ trên trường quốc tế. Tuy nhiên, để quá trình chuyển đổi số quốc gia thành công, một trong những yêu cầu tất yếu, bắt buộc là phải đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống và dữ liệu.
Tham luận tại chuyên đề, ông Nguyễn Trọng Huấn, Trưởng bộ phận tư vấn giải pháp Kaspersky Việt Nam đã chia sẻ về chủ đề "Chủ quyền dữ liệu: hành động bảo vệ với Kaspersky Threat Intelligence và XDR". Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo mật dữ liệu trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi và phổ biến, đồng thời giới thiệu giải pháp giúp doanh nghiệp nhận diện và ngăn chặn các mối đe dọa ngay từ đầu.
Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thông tin cũng được bàn luận tại chương trình này. Ông Nguyễn Ngọc Tân, Giám đốc Trung tâm Tiêu chuẩn an toàn thông tin - CMCCS đã giới thiệu tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu thẻ PCIDSS (Payment Card Industry Data Security Standard). Tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS giúp bảo đảm an ninh cho dữ liệu của thẻ thanh toán khi được xử lý và lưu trữ tại các ngân hàng, doanh nghiệp thanh toán điện tử. PCI DSS giúp đưa ra những chuẩn mực về bảo mật thông tin thẻ và được áp dụng trên toàn cầu.
Tại chuyên đề này, vấn đề về vai trò của AI trong bảo mật thông tin được các chuyên gia đánh giá và nhìn nhận từ nhiều góc độ. Ông Nguyễn Thế Bình, chuyên gia giải pháp Checkpoint đã giới thiệu các giải pháp bảo mật tích hợp AI giúp phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa một cách hiệu quả.
Chủ trì chuyên đề, Đồng chí Hồ Văn Hương nhấn mạnh, việc bảo vệ dữ liệu không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào an ninh mạng. Đồng thời, chúng ta cần tăng cường hợp tác quốc tế để cùng nhau xây dựng một không gian mạng an toàn, tin cậy. Các đại biểu đều đồng tình với những chia sẻ của đồng chí và bày tỏ mong muốn được tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Theo Báo cáo “Tương lai nền kinh tế số Việt Nam hướng tới năm 2030 và 2045” (Tổ chức Data61 - Úc), GDP Việt Nam có thể tăng thêm hàng năm từ 0,38 đến 1,1% tùy vào các kịch bản khác nhau của chuyển đổi số. Trong 10 năm qua, kinh tế số Việt Nam đã phát triển không ngừng về cả nền tảng hạ tầng và thị trường kinh doanh, nền kinh tế đã ghi nhận sự xuất hiện xu hướng số hóa ở nhiều lĩnh vực, các ngành kinh tế, từ ngân hàng, tài chính, thương mại, đến giáo dục, y tế….
Trong bối cảnh phát triển kinh tế số như hiện nay, theo các chuyên gia Việt Nam cần chú trọng trước hết đến việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm tạo khuôn khổ cho phát triển kinh tế số trên quy mô cả nước cũng như thể chế vùng kinh tế và địa bàn tỉnh, thành. Hoàn thiện khung thể chế, cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo phù hợp với các khuôn khổ pháp lý khu vực và toàn cầu để phát triển kinh tế số, đặc biệt là các mô hình và phương thức kinh doanh mới để kinh tế số sớm tăng quy mô và gia tăng tỷ trọng đóng góp trong tăng trưởng nói chung
Gia Bách