Bệnh chân tay miệng lây lan chóng mặt: Các dấu hiệu nhận biết sớm nhất

authorHòa Lê 16:04 08/10/2018

(VietQ.vn) - Bệnh chân tay miệng đang bùng phát và có tốc độ lây lan nhanh trong cộng đồng, nếu không biết cách nhận biết sớm sẽ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Sự kiện: Bệnh theo mùa

Bệnh chân tay miệng có tốc độ lây lan chóng mặt

Bệnh chân tay miệng đang bùng phát và có tốc độ lây lan nhanh trong cộng đồng. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 53.529 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó 6 trường hợp tử vong tại khu vực phía Nam.

Bệnh chân tay miệng lây lan chóng mặt: Các dấu hiệu nhận biết sớm nhất

 Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da

Các tỉnh thành ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng…

Theo các chuyên gia, đa số các bệnh nhân tử vong do không đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu của bệnh mà tự điều trị tại nhà, khi bệnh nặng mới đưa trẻ đến bệnh viện. Do vậy, nhận biết sớm và chăm sóc trẻ mắc bệnh là yếu tố rất quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc, giảm tử vong.

Cách nhận biết bệnh chân tay miệng sớm nhất

Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da…

Nổi ban trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.

Bệnh chân tay miệng lây lan chóng mặt: Các dấu hiệu nhận biết sớm nhất

 Những nốt ban có kích thước từ 2-5 mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục

Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5 mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.

Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.

Loét miệng: Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh chân tay miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý với những biểu hiện này, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang