Phòng bệnh cho người cao tuổi vào mùa đông

author 13:35 22/01/2015

(VietQ.vn) - Hệ miễn dịch của người cao tuổi kém, đặc biệt vào mùa đông, dẫn đến một số bệnh nguy hiểm. Cần có các biện pháp tích cực nằm bảo vệ sức khỏe người già khi ‘trái gió trở trời’.

Các bệnh người cao tuổi  thường gặp vào mùa đông

Bệnh viêm phổi

Viêm phổi rất hay gặp ở người cao tuổi do sự lão hóa của hệ thống miễn dịch và bộ máy hô hấp dẫn đến suy giảm sức chống đỡ với thời tiết thay đổi đột ngột và tấn công của các loại vi khuẩn... Bệnh thường xảy ra về mùa đông hoặc khi tiếp xúc nhiều với khí lạnh.

Viêm phổi là bệnh phổ biến ở người cao tuổi vào mùa đông

Viêm phổi là bệnh thường gặp ở người cao tuổi vào mùa đông

Biểu hiện bệnh viêm phổi ở người cao tuổi: đau đầu, hơi sốt, ho ít, nhẹ, khạc đờm không nhiều; thở nhanh, gấp; mệt mỏi, ăn không ngon. Đặc biệt, xuất hiện tình trạng tinh thần suy giảm một cách bất thường có thể lú lẫn, rồi loạn tâm thần.

Viêm đường hô hấp

Đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết hanh, khô hoặc ẩm thấp. Trong những điều kiện thời tiết như thế, đường hô hấp rất dễ bị bệnh như: viêm mũi họng, viêm khí quản phế quản, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...

Dấu hiệu cơ bản: ho, sốt, có đờm, khó thở, khò khè... Giữ phòng ngủ có một không khí ấm áp vào mùa đông và mát mẻ, không ẩm thấp vào mùa hè là những biện pháp tránh những bệnh đường hô hấp cho người cao tuổi.

Chứng tê nhức chân tay

Chứng tê nhức chân tay ở người già là do tuổi cao, hệ cơ khớp xương dần lão hóa, hoạt động của các bộ phận trong cơ thể suy giảm, các khớp không tiết đủ các chất nhờn bôi trơn cho vận động.

Ngoài ra, các bệnh lý mạn tính thường gặp ở người cao tuổi như tiểu đường, mỡ máu cao, cao huyết áp..khiến cho máu kém lưu thông và gây biến chứng tổn thương thần kinh cũng là những nguyên nhân gây ra chứng tê nhức chân tay.

Luyện tập thể dục để phòng các bệnh ở người cao tuổi vào mùa đông

Luyện tập thể dục để phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi vào mùa đông

Viêm khớp gối

Đây là bệnh xuất hiện thường xuyên nhất. Lý do cơ bản là do thoái hoá xương, hình thành các mấu xương, gai xương trong khớp gối chèn ép vào màng khớp và gây viêm. Vào mùa lạnh, các mạch máu nuôi dưỡng trở nên kém tuần hoàn máu.

Dấu hiệu nhận biết là đau khớp gối, sưng nề, vận động khớp gối khó khăn, nhất là các vận động gấp duỗi cẳng chân, bước cầu thang…

Người bệnh nên vận động chân từ từ, sau một vài động tác sẽ giảm đau cho khớp. Có thể dùng một số loại rượu thuốc để xoa bóp nhằm làm tăng lượng máu lưu thông tại chỗ. Đây là tình trạng viêm vô khuẩn nên việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết.

Đột quỵ não

Ở tuổi già, hệ mạch giảm độ đàn hồi, thường xảy ra xơ cứng mạch máu, kèm theo bệnh tăng huyết áp khi tuổi xế chiều là yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh mạch máu não như bệnh đột qụy não.

Thời điểm dễ xảy ra trong ngày là chiều tối và đêm. Người bệnh đột nhiên choáng váng, giảm ý thức, bại yếu một bên cơ thể người. Trong các trường hợp nặng, người bệnh qụy ngã đột ngột và bất tỉnh.

Cách phòng bệnh thường gặp cho người cao tuổi vào mùa đông

Giữ ấm cơ thể ngay cả khi ở nhà. Tạo môi trường ấm áp khi làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi. Chú ý, không dùng bếp sưởi rồi đóng kín cửa sẽ gây ngộ độc khí CO

Người cao tuổi cần đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường 

Người già cần được chăm sóc đặc biệt vào mùa đông

Ăn đủ các chất đường, protein. Mùa lạnh nên ăn nhiều hơn do cơ thể phải tiêu tốn calorie để bù lại lượng nhiệt mất ra môi trường. Nên ăn thức ăn nấu chín kỹ, mềm, dễ tiêu, số lượng ít nhưng chất lượng phải đảm bảo như súp, cháo thịt, các món hầm…

Hạn chế ra ngoài nhằm tránh những tai biến đột ngột có thể xảy ra dẫn đến hiện tượng co mach máu não

Cần thường xuyên luyện tập thể dục, lựa chọn mức độ vận động phù hợp với tuổi già như đi bộ, thái cực quyền, khí công…

Cần phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như đau đầu, hay quên, rối loạn cảm xúc, rối loạn ngôn ngữ méo mồm, thậm chí tê liệt nửa người cần phải tới ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Hải Nguyễn

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang