Bí ẩn vật thể đường kính 243km dưới lớp băng dày ở Nam Cực

author 06:35 01/10/2017

(VietQ.vn) - Các nhà khoa học cho rằng đã phát hiện một vật thể bí ẩn có đường kính lên đến 243 km bên dưới lớp băng dày ở Nam Cực

Vào ngày 28/12/2016, dẫn nhận định của một số nhà nghiên cứu. Tờ The Sun (Anh) cho biết vật thể bất thường có đường kính 243 km, được vệ tinh phát hiện ở khu vực hoang mạc Wilkes Land thuộc Nam Cực.

Các nhà khoa học cho rằng, vật thể bí ẩn có thể là tàn tích của thiên thạch khổng lồ từng khiến loài khủng long trên Trái đất tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm trước.

Nếu giả thuyết trên được chứng thực, thiên thạch này chính là thủ phạm gây ra sự kiện đại tuyệt chủng ở kỷ Permi-Triassic, giết chết 96% sinh vật biển trên Trái Đất và 70% động vật có xương sống trên đất liền.

Tuy vậy, những người ủng hộ thuyết âm mưu lại nghiêng về những giả thuyết khác. Một số người cho rằng, đây có thể là căn cứ bí mật của người ngoài hành tinh hay thế giới dưới lòng đất.

Vị trí phát hiện vật thể trên ảnh vệ tinh. Ảnh: YouTube.

Vật thể bất thường ở Wilkes Land được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 2006 khi các vệ tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện sự thay đổi trọng lực, cho thấy có một vật khổng lồ nằm giữa miệng hố bên dưới lớp băng dày ở Nam Cực.

Phát hiện một lần nữa gây sốt trên mạng Internet khi nhóm thợ săn UFO tên Secure Team 10 chia sẻ đoạn video chứa hình ảnh vệ tinh trên YouTube hôm 27/12, thu hút gần 500.000 lượt xem.

Secure Team 10 cho rằng hình ảnh bất thường được vệ tinh chụp lại này chính là dấu vết của căn cứ bí mật mà Đức Quốc xã đã xây dựng ở Nam Cực thời Thế chiến II để phục vụ hoạt động của đĩa bay. "Một số bằng chứng trong những năm gần đây chỉ ra nhiều lối vào được xây sâu vào cạnh núi và vật thể hình đĩa bay", Secure Team 10 cho biết.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng đây chỉ là dấu tích của vụ va chạm cực mạnh với thiên thạch. "Sự kiện va chạm ở Wilkes Land lớn hơn nhiều so với vụ nổ giết chết loài khủng long và có thể gây ra thảm họa vô cùng lớn", Ralph von Frese, giáo sư khoa học địa chất ở Đại học Ohio, nhấn mạnh.

Lê Cao (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang