Tình hình Biển Đông căng thẳng vì lợi ích kinh tế?

author 08:24 25/05/2014

(VietQ.vn) - Biển Đông là một khu vực có vị trí địa lý cực kỳ quan trọng có tầm ảnh hưởng chiến lược về tất cả các vấn đề kinh tế và quân sự đối với toàn thế giới. Chính vì vậy Trung Quốc đang ngày càng có những hành động ngang ngược nhằm giành quyền kiểm soát những lợi ích trên vùng biển này.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Biển Đông, tuyến đường hàng hải huyết mạch của thế giới

Biển Đông là tuyến đường hàng hải lớn của thế giới

Biển Đông là một trong những huyết mạch hàng hải của thế giới

Trên bản đồ địa lý thế giới, Biển Đông là nơi trung chuyển giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Không chỉ như vậy, Biển Đông còn đặc thù ở chỗ là vùng biển tiếp giáp với hầu hết các nền kinh tế đang nổi của thế giới là khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và đặc biệt là Trung Quốc, một cường quốc đang trỗi dậy những năm gần đây và đang muốn thể hiện vị thế thống trị của mình. 

Với những lý do đặc biệt như vậy, Biển Đông luôn được coi là một trong những tuyến đường hàng hải huyết mạch của thế giới với trên 60% tổng lượng vận chuyển năng lượng và nguyên liệu bằng đường biển. 

Tất cả các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là Trung Quộc ngày càng có lợi ích hàng hải gắn bó với Biển Đông. Đây là lý do tại sao trong những ngày vừa qua, dư luận quốc tế rất lo ngại về tình hình Biển Đông sau những động thái ngang ngược của Trung Quốc. 

Trữ lượng dầu khí trên Biển Đông khiến Trung Quốc thèm muốn

Trữ lượng dầu khí trên Biển Đông

Biển Đông có trữ lượng dầu khí lớn

Một nguồn lợi nữa mà Trung Quốc nhắm đến khi gây ra những căng thẳng trên Biển Đông chính là lợi ích về vấn đề năng lượng. Có thể nói, nền kinh tế phát triển của Trung Quốc hiện tại phụ thuộc khá lớn vào nguồn dầu mỏ khổng lồ được tiêu thụ hàng năm.

Theo dữ liệu của chính phủ Mỹ công bố vào tháng 9 Năm 2013, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. 

Tuy nhiên những bất ổn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, vốn là những nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới đã khiến Trung Quốc lo ngại về những nguy cơ tiềm tàng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an ninh năng lượng quốc gia.

Điều này đã khiến Trung Quốc có dự định chi hàng chục tỷ đô la để tiến hành những thăm dò dầu khí trên Biển Đông để tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu.

Biển Đông: một ngư trường khổng lồ

Biển Đông là một ngư trường khổng lồ

Biển Đông là một ngư trường khổng lồ

Biển Đông là một vùng biển nhiệt đới với khí hậu thích hợp cho các thảm động thực vật sinh sống và phát triển. Chính vì vậy, nơi đây có trữ lượng hải sản khổng lồ rất thích hợp cho việc khai thác và đánh bắt. 

Trong chính sách phát triển kinh tế biển, từ rất lâu Trung Quốc đã để ý đến ngư trường khổng lồ nằm ở phía nam lãnh thổ của mình và làm mọi cách có thể để hợp pháp hóa mục đích trên.

Cụ thể, để thực hiện ý đồ này, Trung Quốc đã xây dựng nên cái gọi là “thành phố Tam Sa” để dễ dàng quản lý hành chính trên các khu vực xâm phạm trái phép của Việt Nam và làm nơi đồn trú cho các đội tàu đánh cá của nước này thuận tiện khai thác tài nguyên biển. 

Có thể thấy, Trung Quốc đang cố gắng tạo ra những “sự đã rồi” để “cố tình” hợp pháp hóa những hành động của mình đối với tình hình trên Biển Đông. Tuy nhiên, sự hung hăng của Trung Quốc sẽ phải trả giá bằng chính vị thế của mình trên trường quốc tế và bị các cường quốc khác ngày càng xa lánh.

Thanh Tùng

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang