Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời chất vấn còn "né"

author 17:43 12/06/2013

(VietQ.vn) – Khi được hỏi về trách nhiệm quản lý phân bón, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã “chuyền bóng” sang Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.

Mỗi kỳ họp Quốc hội, phần được người dân chờ đợi nhất là những phiên chất vấn nảy lửa giữa Đại biểu Quốc hội với các Tư lệnh ngành. Ở đó, người ta háo hức và khoái chí...khi thấy những người mà mình bầu ra đã đưa những vấn đề bức xúc của nhân dân, cho các cơ quan giải thích và tìm cách sửa chữa.

Buổi chất vấn kỳ họp thứ 5, Quốc hội 13 lần này bắt đầu với sự đăng đàn của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cao Đức Phát, vị Bộ trưởng xuất thân từ nhà nông và từng học ở ĐH Harvard, Mỹ.

Bộ trưởng Cao Đức Phát quê xã Yên Khang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông từng tâm sự, chân ông khi thay đổi thời tiết vẫn bị đau vì hồi nhỏ phải đi chân đất để bón phân, vì nhà nghèo.
Bộ trưởng Cao Đức Phát quê xã Yên Khang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông từng tâm sự, chân ông khi thay đổi thời tiết vẫn bị đau khớp, vì hồi nhỏ phải đi chân đất để bón phân, do nhà nghèo.

Phân bón “đểu”: Ai nhận trách nhiệm?

Đại biểu của tỉnh miền núi Lồ Thị Lừu (Lào Cai) chất vấn, thị trường hiện nay đang xuất hiện nhiều loại phân bón chất lượng kém nhưng lại dán mác đạt tiêu chuẩn. Vậy trách nhiệm thuộc về ai?

Phần trả lời, Tư lệnh ngành Nông nghiệp cho biết, Bộ Nông nghiệp chỉ quản lý phân hữu cơ, phân vô sinh; còn lọa phân như đại biểu chất vấn là thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương.

Khi ông Cao Đức Phát nói đến đây, nhiều đại biểu Quốc hội bật cười vì sự rối rắm trong quản lý nhà nước, vì “quả bóng trách nhiệm” đã được chuyền rất...hợp luật.

Còn Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng thì viện dẫn các lý do như khung xử phạt còn thiếu tính răn đe, các dự thảo về quản lý phân bón – hóa chất còn nằm trên bàn chờ duyệt của Bộ Tư pháp.

Tuy nhiên, ông Vũ Huy Hoàng vẫn khẳng định: “Điều quan trọng là các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát...”.

Tuy nhiên, việc “tăng cường, kiểm tra, giám sát” của lực lượng quản lý thị trường thuộc Bộ Công thương như nào lại không thấy Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề cập.

Trồng cây gì, nuôi con gì?

Nhiều nông dân hiện nay gặp khó khăn trong đầu ra các sản phẩm. Vì thế, việc canh tác, trồng trọt sao cho hiệu quả luôn là câu hỏi lớn. Đại biểu Tô Văn Tám chiều nay đã hỏi Tư lệnh ngành Nông nghiệp về giải pháp tổng thể vấn đề này.

Ông Cao Đức Phát cho biết, phải rà soát từng xã để xác định trồng cây, nuôi con gì cho hợp lý, chứ không làm theo phong trào. Hơn nữa, Việt Nam vẫn phải nhập nhiều sản phẩm nông nghiệp như đậu tương, một số loại trái cây...nên sẽ hướng nông dân không chỉ trồng lúa mà còn trồng trọt, chăn nuôi các sản phẩm có nhu cầu cao trên thị trường.

Bài toán “được mùa mất giá, mất mùa được giá” hầu như năm nào cũng được đưa lên bàn nghị sự. Kỳ họp này, đại biểu Nguyễn Thị Khá (Đồng Nai) đặt câu hỏi về tính hiệu quả của khoản lợi nhuận 30% nông dân cần đạt được khi sản xuất lúa, trong hoàn cảnh nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo có lãi hàng trăm tỷ.

Để trả lời, Bộ trưởng Cao Đức Phát lấy ví dụ giá lúa nhiều nơi được lãi khoảng 150 đồng/kg, nên nếu nhân với hàng triệu tấn lúa thì nông dân sẽ được hưởng lợi không nhỏ. Nhưng ông cũng thừa nhận, nhiều nơi, nông dân vẫn còn thiệt thòi, làm ăn không có lãi. Vì thế, các ngành sẽ phải quan tâm hỗ trợ nhiều hơn và chú trọng điều tiết xuất khẩu cho hợp lý hơn.

Lúa lép là do...thiên tai?

Trả lời đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) về việc nhiều diện tích lúa ra hạt lép, khiến nông dân “cắt lúa về làm rơm”, vị Bộ trưởng từng học ĐH Nông nghiệp Hà Nội phân tích, giống lúa BC15 mà đại biểu nói, qua nghiên cứu, có chất lượng cao, khá ngon.

Tuy nhiên, vào giai đoàn hóa đồng bước 5 – 6 của cây trồng này, nếu rơi vào đúng lúc thời tiết gió mùa Đông Bắc, lạnh dưới 17 độ C, sẽ bị lép hạt. Đã có 20 nghìn hecta lúa bị như vậy. Nên công ty cung cấp giống đã hỗ trợ 1000 tấn giống cho nông dân.

 

 Hoàng Tuân

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang