Cẩn trọng khi ăn thịt lươn để không 'rước' bệnh vào người
Cẩn trọng khi mua thuốc và thiết bị phòng dịch
Cẩn trọng ‘sập bẫy’ quảng cáo sai công dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Cẩn trọng ‘sập bẫy’ quảng cáo sai công dụng sản phẩm Trà giảm cân Phạm Gia
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong 100 g thịt lươn chứa 12,7 g chất đạm; 25,6 g chất béo. Trong đó cholesterol là 0,05 g, năng lượng là 285 calo. Ngoài ra còn có các vitamin như: vitamin A và betacaroten: 2000 IU, vitamin B1: 0,15 mg, Niacin: 2,2 mg, Riboflavin: 0,31 mg, Biotin: 5 mcg, Vitamin B6: 0,28 mg. Khoáng chất: Sắt: 0,7 mg, Natri: 78 mg, Kali: 247 mg, Calci: 18 mg, Magie: 18 mg, Photpho: 160 mg.
Chuyên gia nhận định, thịt lươn rất ngon và bổ, là vị thuốc tốt với người thể trạng nhiệt, người bị thiếu máu, da xanh xao, gầy còm mệt mỏi, rất hợp cho trẻ em gầy yếu, phụ nữ sau sinh cơ thể hư nhược, khí huyết không điều hòa. Dù thịt lươn rất tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn lương cần tuyệt đối tránh mắc những sai lầm.
Chỉ chế biến lươn còn tươi sống
Nhiều người chủ quan cho rằng lươn chết hoặc ươn chỉ kém ngon một chút so với con còn sống. Tuy nhiên, những con lươn ươn và chết tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu, lươn dồi dào hàm lượng axit histidine. Axit histidine trong lươn tươi rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, khi lươn chết, axit amin này sẽ biến đổi thành chất histamine, một chất độc gây ra dị ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Với những người cơ thể yếu, mới bệnh dậy hoặc trẻ em có sức đề kháng kém thì ăn lươn ươn, chết dễ bị ngộ độc. Do đó, để an toàn, nên chọn những con lươn còn tươi sống và làm sạch kỹ để loại bỏ hết chất bẩn trong ruột của chúng.
Không ăn lươn cùng thực phẩm có tính hàn
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sau khi ăn lươn, chạch bạn không nên ăn các thực phẩm mang tính hàn như chuối tiêu, tôm cua biển, dưa hấu... vì kết hợp những thực phẩm này với nhau có thể khiến bị ngộ độc.
Người đang dùng hà thủ ô đỏ không nên ăn lươn
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, bệnh gút là bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến việc tăng acid uric trong máu. Lươn là thực phẩm giàu chất đạm vì thế những người bị bệnh gút không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng cao.
Chế biến cẩn thận kẻo nhiễm ký sinh trùng
Lươn sống trong môi trường sình lầy, hay chui rúc dưới ao bùn, nước đục… Chưa kể lươn còn có thói ăn tạp nên hệ tiêu hóa và chính cả thịt của lươn có thể nhiễm vi trùng và ký sinh trùng. Ngoài ra, trong thịt lươn còn có một loại ấu trùng ký sinh rất dai và chịu được nhiệt độ cao, vì vậy nếu công đoạn làm sạch và chế biến lươn không đảm bảo rất dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, thậm chí tạo điều kiện cho ký sinh trùng làm tổ trong cơ thể chúng ta.
Để diệt bỏ hết những ký sinh trùng này, vị lương y cho rằng chúng ta nên vệ sinh cẩn thận, chế biến bằng cách ninh nhừ, hấp thủy, không nên ăn lươn khi chưa chín kỹ.
Người bệnh gút không nên ăn lươn
Bệnh gút là một bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong máu. Lươn là thực phẩm giàu chất đạm vì thế những người bị bệnh gút không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng nặng.
An Dương (T/h)