Cẩn trọng ‘sập bẫy’ quảng cáo sai công dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

author 07:13 10/03/2022

(VietQ.vn) - Nhiều loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang được quảng cáo sai công dụng trên mạng xã hội, người tiêu dùng cần cẩn trọng.

Điển hình, tại website https://www.pharmacity.vn; http://shopee.vn; https://www.yes24.vn; https://greenoly.vn; https://japana.vn; https://biocare247.vn; https;//hangnoidianhatcantho.com quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Sapril Collagen 2G quá công dụng, gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh. 

Còn trên website: https://www.cuahangnhapkhau.com; https://aladin.com.vn; https://japana.vn; https://aloola.vn quảng cáo cho sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe MR.Z210MG cũng vi phạm quy định quảng cáo. 

Theo đó, sản phẩm MR.Z210MG quảng cáo trên các website này trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo; quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.

TPBVSK Sapril Collagen 2G quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh. 

Đáng nói, khi cơ quan chức năng làm việc với Công ty TNHH Phân phối Phát Việt, Công ty này khẳng định không thực hiện quảng cáo hai sản phẩm Sapril Collagen 2G và MR.Z210MG trên các website nêu trên. 

Quá trình cấp phép, Cục ATTP đã khuyến cáo thực phẩm này không phải là thuốc, không dùng thay thế thuốc chữa bệnh. Thận trọng không dùng cho người mẫn cảm với thành phần của sản phẩm. Thế nhưng trong rất nhiều quảng cáo, sản phẩm này lại giới thiệu dành cho nhiều đối tượng và không hề có khuyến cáo như chỉ định.

Theo Mục b, Khoản 3 và Điều 3, Khoản 4, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo 2012 thì các đơn vị phân phối, tiếp thị phải: b) Khuyến cáo sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm quy định: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh”.

Ngoài ra, Khoản 15, Điều 6 Luật Dược 105/2016/QH13 cũng quy định: “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.

Trước thực trạng sản phẩm TPBVSK đang làm loạn thị trường, các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng không nên mua sản phẩm qua mạng xã hội, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Để cơ thể khỏe mạnh người tiêu dùng nên có chế độ ăn hợp lý, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.

Đã có rất nhiều câu chuyện thương tâm xảy ra với người tiêu dùng khi mua sản phẩm giảm cân qua mạng xã hội để rồi tiền mất, tật mang thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng.

Điển hình, trường hợp một bà mẹ 24 tuổi đã thiệt mạng vì uống thuốc giảm cân mua trên mạng. Do ám ảnh cân nặng sau khi sinh con gái được một năm, chị G lên mạng tìm mua thuốc giảm cân. Sau 10 ngày uống chị giảm hơn 7 kg. Tuy nhiên, sau khi uống được một tháng, chị bị đau đầu dữ dội phải tìm đến bác sĩ.

Chị nhanh chóng được cho nhập viện với chẩn đoán bị phù não. Hai ngày sau, chị lên cơn đau tim và rơi vào hôn mê, phải duy trì sự sống nhờ ống thở. Một tuần sau, bác sĩ quyết định rút ống thở vì xác định chị đã bị chết não. Theo các bác sĩ, loại thuốc giảm cân chị uống là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của chị.

Loại thuốc này được quảng cáo là liệu pháp giảm cân tự nhiên, dùng để giảm mỡ trong cơ thể nhưng không giảm cơ. Sau sự việc đau lòng xảy ra với chị G, các trang mạng rao bán loại thuốc này đã ngưng hoạt động. Nhà chức trách cũng đã tìm ra và xử lý nghiêm khắc.

 NPV

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang