Cảnh báo ngộ độc Strychnin do uống thuốc bột không rõ nguồn gốc
Xác thực tài khoản mạng xã hội – Giảm thiểu mạo danh, lừa đảo trên không gian mạng
Gần 1 triệu khách đón năm mới 2025 tại các ‘điểm cầu’ Vingroup
Người dùng đánh giá VinFast VF 8 Lux: ‘Bình mới, rượu cũng đã khác’
Theo đó, bệnh nhân là nữ (67 tuổi, ở Hậu Lộc, Thanh Hóa), có tiền sử viêm dạ dày. Trước đó, bệnh nhân có uống 2 thìa (thìa ăn cơm) bột hạt sang với mục đích để chữa bệnh dạ dày. Đến chiều cùng ngày, trong lúc đang ăn cơm bệnh nhân xuất hiện co giật, khởi đầu là tay trái, sau tăng dần co giật toàn thân. Trong cơn co giật bệnh nhân tỉnh, gọi người nhà đưa đi cấp cứu tại bệnh viện địa phương.
Khi đến bệnh viện, bệnh nhân trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim, được cấp cứu khoảng 20 phút thì có lại tuần hoàn. Bệnh nhân tiếp tục được chuyển sang bệnh viện khác để điều trị. Tại đây, bệnh nhân vẫn xuất hiện nhiều cơn có giật toàn thân, kéo dài 2-3 phút, tình trạng không cải thiện.
Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm chống độc của BV Bạch Mai để được tiếp tục điều trị. Tại đây, bệnh nhân vẫn trong tình trạng hôn mê, được chẩn đoán theo dõi ngộ độc Strychnin.
Một trường hợp khác, sau khi uống cao chứa mã tiền để chữa bệnh xương khớp, nam bệnh nhân Đ.Q.D., 66 tuổi ở Long Biên, Hà Nội được đưa vào Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu trong tình trạng chóng mặt, buồn nôn, vã mồ hôi, co giật từng cơn, gồng cứng toàn thân.
Tình trạng này xuất hiện sau khi ông uống 1 thìa cà phê cao thuốc có chứa cây mã tiền để chữa bệnh xương khớp, gout được khoảng 15 phút. Bệnh nhân được xác định ngộ độc strychnin, độc tố có trong hạt mã tiền, thường được dùng trong nông nghiệp để diệt chuột, diệt thú có hại và trong thuốc y học cổ truyền với mục đích điều trị (kích thích thần kinh cơ...). "Y học hiện đại ngày nay không còn dùng strychnin làm thuốc chữa bệnh do độc tính nguy hiểm và tác dụng chữa bệnh hạn chế", bác sĩ Nguyễn Tiến Đạt, Trung tâm Chống độc cho biết.
Nữ bệnh nhân đang được điều trị tại Trung tâm chống độc - BV Bạch Mai.
Strychnin thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần có thành phần chính Strychnine sulfate giúp bổ trợ thần kinh, cơ và có hiệu lực với bệnh bại chân tay, đái rắt, kết ruột bàng quang, liệt thần kinh, bắp thịt mỏi mệt, liệt dương, người già ốm dậy, kích thích tiêu hoá cho người dưỡng bệnh.
Thuốc Strychnin có thành phần chính Strychnin sulfat là alcaloid của hạt mã tiền được ưu tiên tác dụng trên tuỷ sống theo cơ chế chọn lọc và đối kháng cạnh tranh với glycin trên receptor glycin ở tuỷ sống, giúp kích thích phản xạ tuỷ, tăng dẫn truyền thần kinh và dinh dưỡng, hoạt động cơ.
Thuốc Strychnin gây kích thích tiêu hoá, tăng tiết dịch vị và nhu động ruột giúp ăn ngon dễ tiêu hơn. Ngoài ra thuốc Strychnin làm tăng nhạy cảm của các cơ quan cảm giác do kích thích vào trung tâm nghe, nhìn, ngửi. TS. BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, hoạt chất trong hạt mã tiền có gần 50% là strychnin, phần còn lại là brucin, còn khoảng 2 - 3% là các Alcaloid.
Mã tiền rất độc, tác dụng trực tiếp với tủy sống, kích thích gây co cứng các cơ, trường hợp nhẹ thì tăng phản xạ gân xương, nặng thì co cứng các cơ liên tục giống như uốn ván, có các cơn co cơ đột ngột và giật cơ giống như co giật. Tình trạng co cứng cơ, giật cơ cũng dễ dàng nhanh chóng dẫn tới ngạt thở, suy hô hấp và tử vong. Ngay cả khi chỉ sử dụng hạt mã tiền ngâm rượu xoa bóp ngoài da (hạt không qua xử lý độc) nếu không tuân thủ liều lượng thích hợp, thì chất độc trong mã tiền cũng có thể ngấm qua da, dẫn đến ngộ độc.
Chia sẻ về trường hợp của người bệnh, theo TS Nguyên, trong y học cổ truyền, khi sử dụng hạt mã tiền cần phải xử lý độc tố theo đúng quy trình để loại bỏ nguy cơ gây ngộ độc. Tuy nhiên, với các sản phẩm trôi nổi, không thể chắc chắn là độc tố còn lại bao nhiêu, nên rất nguy cơ.
Hạt mã tiền cũng được Bộ Y tế xếp vào danh mục những vị thuốc có độc tính cao, cần bảo quản riêng biệt, tuân thủ liều lượng sử dụng. Mặc dù vậy, trên thị trường hiện nay, tại nhiều nơi, mã tiền đang được bán một cách dễ dàng, tùy tiện. "Người bệnh không nên tùy tiện sử dụng các loại hạt, vị thuốc dân gian để tránh nguy cơ ngộ độc nguy hiểm," TS Nguyên khuyến cáo.
Dù điều trị bệnh mạn tính nói chung hay bệnh xương khớp nói riêng bằng thuốc tây y hay đông y đều cần phải đến cơ sở khám chữa bệnh có uy tín và tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nguy hại đến sức khỏe.
Thanh Hiền (t/h)