Cảnh báo tai nạn giao thông: Đèo Bảo Lộc - những nguy hiểm và bí ẩn rợn người

author 18:29 01/07/2017

(VietQ.vn) - Đèo Bảo Lộc không chỉ mang một vẻ đẹp huyền bí của núi rừng Tây Nguyên mà còn là cung đường thách thức mọi tài xế vì độ hiểm trở của đèo.

Xem thêm video:

Đèo Bảo Lộc được mở vào năm 1973, dài 10km nằm trên Quốc lộ 20 thuộc địa phận thành phố Bảo Lộc và cách Đà Lạt hơn 100km với khoảng 107 khúc cua gấp và độ dốc cao. Đèo chạy qua những dãy núi hùng vĩ, các vách đá cao, vực thẳm và cánh rừng xanh um. Với người yêu phong cảnh núi rừng và thích trải nghiệm thì đèo Bảo Lộc cũng được xem là một trong những điểm du lịch thú vị. Đường đèo Bảo Lộc còn có tên gọi khác là Đèo Ba Cô gắn với câu chuyện kì bí về cái chết oan uổng nào đó của ba cô gái trẻ.

Đèo Bảo Lộc là một cung đường hết sức nguy hiểm. Ảnh: Internet 

Sự hiểm trở của đèo là do một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Có những đoạn cua nối của chế tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông, kể cả phía trước và chiều ngược lại. Đèo có hai chổ tạm dừng có bãi đâu là chỗ Đức mẹ Maria và chùa Phật Bà Quan Âm - Miếu Ba Cô. Dù đèo được nâng cấp sửa chữa nhiều lần nhưng nơi đây vẫn thường xảy ra nhiều tai nạn nên rất nhiều am thờ nhỏ ven đèo.

Theo anh Minh Tấn (lái xe tải), những mùa mưa bão, phía trên đồi thường xảy ra sạt lở cây đổ xuống, chắn ngang đường, phía vực hay có vỡ bờ, vì vậy ở đây thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Đây là cung đường chính mà các xe vận tải chuyên chở rau từ Đà Lạt xuống Tp. Hồ Chí Minh và các khu vực khác, ngày đêm hàng hàng xe trọng tải lớn nhỏ nối đuôi nhau đi lại, cũng khiến cho đường sá qua đèo chịu lực quá tải, thường xuyên phải trùng tu, chỉnh sửa. Cho đến hiện tại, qua nhiều giai đoạn khắc phục sửa sang, đoạn đường đèo Bảo Lộc đã phục vụ giao thông an toàn hơn. 

Với sự hiểm trở như vậy, để đảm bảo an toàn khi lưu thông qua đèo thì đòi hỏi người điều khiển phương tiện phải tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về Luật Giao thông đường bộ. Tuy nhiên, từ thực tế những vụ TNGT đã xảy ra trong thời gian gần đây cho thấy, tình hình mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên đèo rất đáng báo động.

Vụ xe container hất văng CSGT: Tài xế liều lĩnh, CSGT 'đánh đu' với số phận(VietQ.vn) - Việc cảnh sát giao thông (CSGT) lao ra trước mũi xe ô tô hoặc nhảy lên nắp ca-pô, bám gương chiếu hậu,...để buộc người vi phạm phải dừng xe là "đánh đu với số phận".

Trước đó vào đầu năm 2017, tại đèo Bảo Lộc thuộc quốc lộ 20, địa phận huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 4 xe tải, làm 1 chiếc rơi xuống vực, 1 chiếc va vào vách núi. Vào tháng 5/2017, cũng xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 4 xe tải, làm 1 chiếc rơi xuống vực, 1 chiếc va vào vách núi. Theo đó, xe tải lưu thông theo hướng từ TP Đà Lạt đi TP.HCM khi đi đến khúc cua đoạn qua km 102 đèo Bảo Lộc thì xe này cố vượt chiếc container đang lưu thông phía trước. Do đoạn cua gấp nên trong lúc vượt, xe tải đã va chạm vào hông container. Cùng lúc này, xe tải tiếp tục va chạm với ôtô khách đang lên đèo theo hướng ngược lại. Vụ va chạm liên hoàn tiếp tục xảy ra, khi ôtô 7 chỗ đang lưu thông theo hướng từ TP.HCM đi Đà Lạt do không kịp phản ứng đã đâm vào đuôi xe khách đang chạy phía trước. Vụ tai nạn làm cả 4 xe bị hư hỏng nhẹ ở phần đầu và thân và khiến giao thông qua đây tắc hơn 3 giờ.

Theo Công an huyện Đạ Huoai, nguyên nhân cơ bản của hầu hết các vụ TNGT xảy ra trong thời gian qua trên đèo Bảo Lộc là do người điều khiển phương tiện vi phạm các quy định về TTATGT. Trong đó, phần lớn vi phạm các quy tắc giao thông như phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn đường, tránh đường sai quy định, kỹ năng xử lý tình huống khi vào cua kém… Vì vậy, để đảm bảo an toàn nhằm giảm thiểu TNGT xảy ra trên đèo thì ý thức tuân thủ, chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện là yếu tố quyết định hàng đầu.

Sau khi Thông tư 91/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ Giao thông – Vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dụng khi tham gia giao thông có hiệu lực, thì các biển báo quy định tốc độ dưới 40km/giờ trên các tuyến quốc lộ đều được tháo gỡ. Theo đó, tại đèo Bảo Lộc, 26/26 biển báo tốc độ 40km/giờ đã được thay thế bằng biển số hiệu 245 “đi chậm”. Hiện tại, trên đèo chỉ còn lại một số loại biển báo giao thông, như: các biển báo chỉ dẫn vào cua, biển báo “đi chậm” và các biển báo có nội dung “lái xe chú ý, đường đèo dốc nguy hiểm”.

Bên cạnh các biển báo giao thông, thì gương cầu lồi là thiết bị cần thiết đối với đường đèo để phục vụ nhu cầu quan sát của người điều khiển phương tiện. Đối với độ dốc lớn và đường cua gấp như đèo Bảo Lộc thì gương cầu lồi là thiết bị vô cùng quan trọng.

Ninh Lan

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang