Chọn giày thế nào cho phù hợp?

author 10:01 23/07/2012

(VietQ.vn) - Giày dép luôn là vật dung cần thiết, hỗ trợ đắc lực và góp phần không nhỏ tạo nên phong cách thời trang. Tuy nhiên, quan trọng hơn việc lựa chọn giày dép phải bảo vệ được đôi bàn chân của bạn.

Các tiêu chuẩn chung: giày vừa phải đủ cứng để bảo vệ lòng bàn chân, vừa có độ dẻo để bàn chân có thể cử động linh hoạt. Vật liệu tự nhiên ít gây dị ứng hơn vật liệu tổng hợp. Gót giày càng rộng bước đi càng vững chắc. Trọng lượng cơ thể càng lớn, chân đế gót giày phải càng rộng. Đi giày gót nhọn dễ té nên tuyệt đối không dùng cho trẻ em, bà bầu. Đế giày cần có đặc tính: cứng (để bảo vệ gan chân), dẻo (để chuyển động nhịp nhàng với bàn chân), mềm (để không tạo sừng hoá da gan chân), không thấm nước… Mũi giày không nên quá bằng phẳng mà thường chếch nhẹ lên để giảm áp lực lên đầu các ngón chân…

Tùy công việc và địa hình di chuyển mà lựa chọn loại giày có chức năng phù hợp:

Công việc văn phòng: Ngồi lâu nên mang giày nhẹ, dễ mang dễ tháo. Nếu phải đi lại, lên xuống thang lầu nhiều thì không nên mang giày chật, giày gót cao và nhọn. Đế dẻo tốt hơn đế cứng, cao 3 – 7cm. Mặt trong giày có lớp lót êm.

Lao động ngoài trời hay dã ngoại: Để leo trèo nên mang giày vải, gót bằng, đế dẻo, nhám để bàn chân linh hoạt cử động và tăng độ bám. Địa hình đường dài, gồ ghề nên mang giày đế cứng có độ vòm cạnh trong tốt, gót bản rộng. Miệng giày cao trên mắt cá giúp bảo vệ cổ chân. Đế có gai hay giác hút giúp tăng độ bám dính.

Chơi thể thao: Mỗi môn cần một loại giày riêng, ví dụ giày đá banh, giày điền kinh, giày bóng rổ, giày tennis... Những loại giày này đã được nghiên cứu để cấu trúc phù hợp với vận động của môn thể thao đó. Người chơi thể thao nghiệp dư thường xem đây là thú vui giải trí, ít ai chú ý mua đôi giày phù hợp vì ngại đắt tiền, chính vì thế mà dễ bị chấn thương và đau nhức hơn vận động viên chuyên nghiệp.

Khiêu vũ dạ hội: Vũ công, người mẫu thời trang, diễn viên sân khấu vì nghề nghiệp cần mang giày cao gót để tạo dáng đi uyển chuyển và gợi cảm. Để làm giảm đi bất lợi, tốt nhất không đi nhanh, đứng lâu. Khi chấm dứt công việc phải chăm sóc bàn chân như xoa bóp, ngâm chân nước nóng, vận động liệu pháp.

Chọn giày dép phù hợp với đôi chân, đi lại dễ chịu sẽ giúp bảo vệ đôi bàn chân của bạn được bảo vệ tốt hơn. Ảnh Internet.

Khi đi mua giày nên đi thử nhiều vòng trong cửa hàng vì nhất thiết phải chọn giày vừa chân. Nhất là đối với giày trẻ em bạn cần chú ý nếu không sẽ ảnh hưởng đến chân trẻ. Khi thử nên thử cả hai chân vì hầu hết mọi người đều có một bàn chân lớn, một bàn chân nhỏ, nên để chắc chắn chọn được một đôi giày vừa vặn thì chúng ta nên thử cả hai chân. Hãy đi thử vào cuối ngày khi chân bạn lớn nhất

Đừng mua giày quá ôm khi nghĩ rằng chúng sẽ giãn ra vừa đủ khi đi. Nếu đế giày quá cứng bạn nên đặt miếng da mềm thêm vào. Sau một ngày đi lại nhiều nên dành chút thời gian để massage chân.

Dưới đây là những cách chọn loại giày dép cụ thể:

Cách chọn giày gót nhọn

Cầm phần gót và mũi của giày. Đế giày phải mềm dẻo và cong ở hình cung, nhưng vẫn phải có đáy cứng.

Chọn giày có gót nằm ở chính giữa gót chân. Nếu nó quá xa lên phía trước hay phía sau, bạn sẽ gặp một vài vấn đề về thăng bằng.

Chọn giày có mũi giả. Nếu đôi giày gót nhọn có phần mũi dài hơn nhiều so với ngón chân, nó sẽ có mũi giả, giúp ngón chân không bị dồn ép.

Đảm bảo từ phần mũi đến mắt cá chân đủ rộng để ôm toàn bộ bàn chân.

Nên nhớ rằng đôi giày gót cao nhưng đế bằng sẽ giúp chân phân tán cân nặng nhiều hơn, hỗ trợ cả bàn chân tốt hơn. Tuy nhiên, chiếc đế kém linh hoạt sẽ tang nguy cơ bị trẹo chân.

Để kiểm tra độ mềm của giày, ấn ngón tay lên vùng mắt cá chân, nó phải có độ đàn hồi hoặc mang lại cảm giác êm, mềm. thực hiện cho cả giày dép người lớn và giày dép trẻ em.

Tránh sợi tổng hợp. Chọn những đôi giày bằng da thuộc, da lộn, hoặc giày vải. Những vật liệu này thông thoáng, sẽ làm giảm khả năng gây bỏng rộp.

Cách chọn giày đế bằng

Tìm kiếm hình dáng vững chắc. Hãy nhấn quanh gót. Nếu nó mềm đến mức chạm được vào bên trong gót, đôi giày này khong đủ vững trãi.

Cầm phía cuối giày và vặn thử. Nếu nó mềm oặt, đôi giày không đủ tốt.

Tìm kiếm kiểu đế có một chút gót nếu bạn có long bàn chân cong. Gót sẽ giúp giảm đau chân.

Chọn giày có đế bằng da hoặc cao su để giúp giảm sốc.

Đi những đôi giày có lót bằng da lộn hoặc da thuộc. Nó sẽ thông thoáng hơn, mềm dẻo hơn, tránh gây phỏng rộp trầy xước và còn ôm lấy chân. Thông thường lựa chọn giày dép trẻ em các phụ huynh cần phải để ý nhiều đến điều này.

Tìm những đôi giày mũi tròn. Chúng ôm theo hình dáng bàn chân và giúp ngón chân cử động dễ dàng.

Tránh vết cứa ở gót chân bằng cách chọn đôi giày có gót vừa vặn và ôm vừa lấy chân.

Cách chọn Sandal

Tránh những đôi bấp bênh. Kiểm tra chất lượng của giày bằng cách quan sát nó khi để trên bàn. Một đôi giày chuẩn sẽ trông vững vàng và cân bằng.
Tránh những đôi giày không có quai hậu như dép tông hay guốc, chúng sẽ gây đau mắt cá chân. Tìm những đôi sandal có quai buộc ở dưới mắt cá chân. Nó sẽ giúp cố định chân và giữ an toàn.

Chỉ đi những đôi giày có quai bằng da để tránh bị trầy xước. kiểu giày này thường được làm cho giày dép trẻ em nhiều hơn.

Đảm bảo mũi rộng để ngón chân được thoải mái.

Chọn những đôi giày đế bằng tạo hình ảnh cao gót mà không có cảm giác đó.

Kiểm tra phần bên trong quai xem có đường nối hay những vết có thể gây đau chân hay không.

Chọn giày dép trẻ em

Khi chọn giày dép trẻ em nên chọn sản phẩm có thiết kế mềm mại, êm nhẹ, thông thoáng và chọn những chất liệu làm giày dép có độ ma sát tốt, đảm bảo sự vững chắc, bảo vệ bàn chân cho trẻ em phù hợp với tính năng động của trẻ.

Đức Thắng (tổng hợp)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang