Chứng bệnh rối loạn phân ly khiến 9 học sinh Bắc Kạn bị tâm thần bất thường rất dễ lây lan

author 10:32 19/12/2017

(VietQ.vn) - Liên quan tới vụ 9 học sinh Bắc Kạn có biểu hiện tâm thần bất thường, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi TW nhận định, rất có thể các em bị chứng bệnh rối loạn phân ly. Vậy bệnh này nguy hiểm thế nào?

Ngày 18/12, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã đến Bắc Kạn tìm hiểu nguyên nhân các học sinh có biểu hiện tâm thần bất thường. Qua quá trình thăm khám thần kinh, tâm lý, làm xét nghiệm… Phó giáo sư Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bước đầu xác định các trẻ có biểu hiện của bệnh rối loạn phân ly tập thể.

Vậy, bệnh rối loạn phân ly tập thể này nguy hiểm thế nào, cách phòng và điều trị ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh lạ này, trao đổi với TS. Tô Thanh Phương - PGĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết, rối loạn phân ly là một nhóm các rối loạn thường gặp. Tỷ lệ người mắc các rối loạn này chiếm 0,3 - 0,5% dân số.

 Chứng rối loạn phân ly khá phổ biến ở trường học, cha mẹ nên cảnh giác. Ảnh: VTV

 Chứng rối loạn phân ly khá phổ biến ở trường học, cha mẹ nên cảnh giác. Ảnh: VTV

Theo bác sĩ Phương, bệnh có nhiều biểu hiện, trong đó có thể có triệu chứng về thần kinh, tâm thần. Để điều trị bệnh chủ yếu dùng liệu pháp tâm lý. Bệnh nhân cần được quan tâm, chia sẻ từ người thân, bạn bè và gia đình.

Đặc biệt, đây không phải là căn bệnh hiếm gặp và thường xuất hiện trong các trường học. Bởi nhiều học sinh nữ đang trong giai đoạn dậy thì thay đổi tâm sinh lý rất dễ có những biểu hiện lo sợ, tức giận… dẫn đến mắc chứng bệnh trên.

Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh trên là do có một cháu bé nào đó lo sợ, tức giận, thất vọng quá mức, sau đó xuất hiện một số biểu hiện nhảy nhót, la hét… Và khi đó một trẻ khác nhìn thấy cũng sẽ có xu hướng biểu hiện tương tự, cũng sẽ nhảy nhót, la hét theo.

Bác sĩ Phương thông tin thêm, rối loại phân ly có đặc điểm tăng cảm xúc, tăng tính ám thị. Trong đó, cơ chế ám thị do các cảm xúc căng thẳng và lo sợ, các kích thích sang chấn dễ gây ra phản ứng dây chuyền tập thể. Do vậy khi có một người trong tập thể bị, nhiều người khác có thể cũng bị, làm cho người ta có cảm giác bệnh có thể lây lan.

Để đề phòng chứng rối loạn phân ly xảy đến với con em mình, các sĩ Phương cảnh báo, đây là chứng bệnh rất dễ lây vậy nên nếu thấy xuất hiện trường hợp như vậy thì người lớn nên cách ly các em bị bệnh ra khỏi những em bình thường để tránh lây lan. Do đó, khi phát hiện trẻ mắc chứng bệnh này cần được cách ly nhanh và tiến hành điều trị sớm để tránh tái phát bệnh.

Đặc biệt chú ý rèn luyện tính cách ngay từ khi còn nhỏ, giáo dục tính đoàn kết, thân ái, tính tập thể, tránh các stress tâm thần trong sinh hoạt, học tập và công tác.

Nguy cơ ung thư tụy từ rau củ chứa nitrat bạn ăn hàng ngày(VietQ.vn) - Theo cảnh báo từ chuyên gia, Nitrat vào cơ thể ở mức độ bình thường thì không gây độc, nhưng nếu hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép thì rất nguy hiểm như ung thư.

Liên quan tới chứng rối loạn phân ly, Hiệp hội Tâm thần Mỹ cũng khuyến cáo, trẻ em có thể chất, cảm xúc hoặc lạm dụng tình dục tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, bao gồm cả rối loạn phân ly.

Cũng theo hiệp hội này, nếu con bạn có biểu hiện căng thẳng hoặc các vấn đề cá nhân khác ảnh hưởng đến cách đối xử hãy nhanh chóng tìm sự giúp đỡ. Nói chuyện với một người đáng tin cậy như một người, bác sĩ hoặc một nhà lãnh đạo trong cộng đồng đức tin. Yêu cầu tài nguyên trợ giúp của mình như các nhóm hỗ trợ nuôi dạy con cái và gia đình trị liệu. Nhiều nhà thờ và các chương trình giáo dục cộng đồng cung cấp các lớp học làm cha mẹ cũng có thể giúp tìm hiểu một phong cách nuôi dạy con cái khỏe mạnh.

Nếu đã bị lạm dụng hoặc đã trải qua một sự kiện đau buồn, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể giới thiệu với nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần có thể giúp phục hồi và áp dụng các kỹ năng đối phó lành mạnh.

Trước đó vào cuối tháng 11, tại điểm trường Nà Bản (xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn) có 9 học sinh biểu hiện bất thường về nhận thức và sức khỏe như tự dưng ngất, nhảy nhót hoặc nói năng không kiểm soát; thậm chí có hành vi hung dữ. Khi tỉnh lại, các em đều không nhớ gì, sinh hoạt, học tập, ăn uống bình thường. Những biểu hiện này kéo dài 5-10 phút, có trường hợp lâu đến một giờ.

Sau khi sự việc xảy ra, ngày 15/12, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cử các chuyên gia phối hợp, hỗ trợ Sở Y tế Bắc Kạn khảo sát, khám, xác định nguyên nhân và hướng giải quyết tình trạng trên cho các cháu bé. Hiện tình trạng các cháu bé đã ổn định bình thường.

Tương tự, năm 2016, tại điểm trường này cũng có 2 học sinh biểu hiện bất thường, sau đó không có trẻ nào mắc tương tự.

Vân Thảo

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang