Coi chừng ngộ độc khi ăn đặc sản “sam biển”

author 10:36 01/03/2014

Sam biển là một loại đặc sản vùng biển được nhiều thực khách ưa thích do lạ mắt, thịt ngon chẳng kém gì cua. Tuy nhiên, khi vào mùa sam biển có nhiều trường hợp ăn nhầm “so biển” (có hình dạng gần giống sam biển, mang chất độc) dẫn đến bị ngộ độc, thậm chí bị tử vong.

Người tiêu dùng cần chú ý phân biệt “sam biển” với “so biển” khi có dịp thưởng thức loại đặc sản này để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.Người tiêu dùng cần chú ý phân biệt “sam biển” với “so biển” khi có dịp thưởng thức loại đặc sản này để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công (Tiền Giang), vừa qua bệnh viện này đã tiếp nhận 3 bệnh nhân bị ngộ độc do ăn nhầm so biển. Ngày 21/2, hai nạn nhân là ông Huỳnh Chẩy và ông Đỗ Văn Dũng cùng ngụ xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã tử vong, còn ông Nguyễn Văn Mến trú ngụ cùng xã đã qua cơn nguy kịch và đang dần hồi phục sức khỏe.

Trước đó, vào sáng ngày 19/2, ba nạn nhân trên đã tổ chức nhậu mồi sam biển, nhưng do không nhận diện được có phải là sam biển hay không nên đã ăn nhằm so biển. Đến buổi trưa cùng ngày, các nạn nhân đều có triệu chứng tay chân tím tái, khó thở, tê đầu lưỡi, ói mửa…. Nhận thấy có điều khác thường nên người thân đã nhanh chóng đưa đi bệnh viện để cứu chửa.

Ông Huỳnh Văn Phước, ngư dân ở xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho biết, ăn sam chủ yếu là ăn trứng. Hàng năm, vào khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 2 âm lịch năm sau là mùa sam biển mang trứng, sinh sản. Lúc này, bụng sam cái chứa đầy trứng cũng là thời điểm bắt sam để cung cấp cho người tiêu dùng (chủ yếu ăn trứng).

Do sam thường hay đi thành từng cặp nên ngư dân bắt cũng từ cập nhưng do sam đực không có trứng nên trước đây người ta bỏ, giờ sam đực cũng bị bắt làm thịt. Khi chế biến món ăn, sam chủ yếu lấy trứng, còn thịt thì rất ít (còn phần mai, ruột đểu bỏ). Hiện nay, sam được chế biến thành rất nhiều món như: nướng hành phi, làm gỏi trứng, xào sả ớt, nấu miến hay cháo...

Sam biển với so biển có hình dạng bên ngoài khá tương đồng. Tuy nhiên, để phân biệt so biển với sam biển, theo kinh nghiệm của nhiều ngư dân, chỉ cần chú ý quan sát hình dáng bên ngoài. Sam biển thường sống từng cập, có khối lượng từ 1,5-2 kg khi trưởng thành, tiết diện đuôi có hình tam giác, trên đó có gai nhọn giống như lưỡi cưa. Còn so biển chỉ có kích thướt tối đa 25 cm, trọng lượng dưới 1 kg, đuôi hình tròn, không có gai.

Theo lẽ thường, ngư dân sẽ gỡ bỏ con so biển thả lại biển hay đập chết để tránh bị ngộ độc cho người ăn. Tuy nhiên, có thể do thiếu kinh nghiệm phân biệt hoặc do sơ ý, ngư dân có thể bắt nhầm so biển, người ăn cũng không phân biệt được dẫn đến ngộ độc. Nhiều địa phương cũng gọi so biển là con sam nhỏ nên dẫn đến lẫn lộn.

Theo tài liệu khoa học, chất độc của so biển tập trung ở bộ trứng. Trứng so biển chứa tetrodotoxins có độc tính rất cao như độc tính cá nóc. Nếu ăn nhằm trứng so biển, nạn nhân sẽ nôn mửa, khó thở, sau đó đau bụng, tay chân và môi tê cứng. Nặng hơn, chất độc còn gây ức chế hoạt động của tim, và suy hô hấp dẫn đến tử vong. Do đó, khi phát hiện người bị ngộ độc so biển trước hết cần cho nạn nhân uống thật nhiều nước, tìm cách gây ói hết thức ăn ra ngoài sớm nhất và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Theo Báo Công thương

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang