Đâu là con số thực về doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam?

author 06:56 17/12/2014

(VietQ.vn) - Mỗi báo cáo về doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) của Việt Nam hiện lại cho một con số khác nhau, vậy đâu là con số thực?

Sự kiện: Hoạt động Khoa học & Công nghệ

Hiện có không ít tài liệu nói rằng, ở Việt Nam hiện đã có 2.000 doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KH&CN nhưng chỉ có trên dưới 100 doanh nghiệp được công nhận và được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN.

Theo các chuyên gia, lý do có sự chênh lệch và không đồng nhất này là do chưa đồng nhất được khái niệm "doanh nghiệp KH&CN" và điều kiện cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

Nghiều giống cây trồng được phát triển, người tiêu dùng tin và sử dụng - sản phẩm của doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Nghiều giống cây trồng được phát triển, người tiêu dùng tin và sử dụng - sản phẩm của doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Ảnh minh họa

Theo chuyên gia Nguyễn Hồng Hà - Phó vụ trưởng Vụ Phát triển KH&CN địa phương - Bộ KH&CN, các doanh nghiệp KH&CN không chỉ do các sở KH&CN cấp giấy chứng nhận "Doanh nghiệp KH&CN" mà còn là:

- Được Bộ KH&CN cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao - nằm ngoài các khu công nghệ cao

- Được các khu công nghệ cao cấp phép cho hoạt động trong các khu công nghệ cao.

Với cách hiểu như vậy, đến nay ngoài 123 doanh nghiệp KH&CN như đã công bố, hiện có tới trên 400 doanh nghiệp công nghệ cao đang hoạt động tại các khu công nghệ cao hiện nay. Tổng số doanh nghiệp KH&CN hiện có trên 500 doanh nghiệp.

Sản phẩm của Công ty Công nghệ An Sinh Xanh được thị trường đón nhận

Sản phẩm của Công ty Công nghệ An Sinh Xanh được thị trường đón nhận. Ảnh minh họa

Theo nhóm nghiên cứu gồm chuyên gia Nguyễn Hồng Hà - Phó vụ trưởng Vụ Phát triển KH&CN địa phương, TS Nguyễn Vân Anh - Sở KH&CN Bà Rịa - Vũng Tàu, Ths Lê Vũ Toàn - Trường quản lý KH&CN - Bộ KH&CN, cơ sở để hình thành các doanh nghiệp KH&CN là:

1. Tự đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc phối hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học hợp tác nghiên cứu.

2. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài để làm chủ công nghệ.

3. Thực hiện đầu tư vào Việt Nam theo Luật Đầu tư, Luật Công nghệ cao, Luật Công nghệ thông tin.

Cũng theo nhóm nghiên cứu nói trên, hiện Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai thành phố tập trung tiềm lực KH&CN, mạng lưới các trường, viện nghiên cứu, các khu công nghệ cao nhiều nhất. Chính vì thế doanh nghiệp KH&CN cũng tập trung nhiều ở hai thành phố này.

Còn một báo cáo khác của Bộ KH&CN lại cho thấy, hiện doanh thu bình quân của doanh nghiệp KH&CN là gần 60 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân đạt khoảng 6,5 tỷ đồng. Sản phẩm của nhiều doanh nghiệp KH&CN được thị trường chào đón, đánh giá cao. Nhiều doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu chiếm tới 75% - 80%.

Nguyễn Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang