Những điều chưa biết về vật cứng có lông trị giá hàng chục tỉ đồng trong dạ dày lợn

author 19:30 05/05/2016

(VietQ.vn) - Cát lợn được cho là có hình bầu dục, màu vàng nhạt và đặc biệt được bao bọc bởi một lớp lông dày.

Liên tục phát hiện cát lợn được cho rằng trị giá hàng chục tỉ đồng

Ngày 30/10/2015, anh nông dân Huang Wuzhi ở Phúc Kiến (Trung Quốc) khi mổ bụng con lợn nái 5 tuổi đã phát hiện một vật thể hình thù giống quả trứng màu vàng nhạt, xung quanh toàn lông. Người dân địa phương cho rằng đây là một loại thuốc quý, có giá lên tới 35 triệu đồng/gram.

Con lợn nái này được gia đình anh Huang Wuzhi nuôi với khẩu phần ăn như các con lợn khác trong đàn. Thông thường, nó cho ra đời khoảng hai lứa lợn con mỗi năm. Đầu năm nay, sau khi sinh được một lứa thì con lợn này dừng đẻ, thậm chí còn có biểu hiện thường xuyên quấy rối, làm loạn chuồng lợn. Do đó, anh Huang đã quyết định làm thịt nó và không ngờ lại phát hiện ra “quả trứng” quý.

Quả trứng này có hình bầu dục, màu vàng nhạt và đặc biệt được bao bọc bởi một lớp lông dày. Quả trứng nặng 620 gram, có chiều dài 17cm và chiều rộng 10cm, có mùi giống thảo mộc.

Người dân địa phương cho rằng đây có thể là một loài thuốc quý trong y học cổ truyền Trung Quốc – một loại sỏi mật quý ở lợn có tên “zhusha” (cát lợn).

Được biết, giá của “cát lợn” lên tới 10.000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 35 triệu đồng)/gram. Nếu nhân lên với trọng lượng 620 gram thì “quả trứng lạ” này có thể có giá tới 6 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng 21 tỉ đồng).

Đáng chú ý hơn, ngày 20/4/2016, gia đình bà Trần Thị Mai ở Trung Châu, Đan Phượng (Hà Nội) đã phát hiện một vật rất cứng trong dạ dày lợn, nặng khoảng 0,55 kg và có lông mọc xung quanh. 

Bà Mai kể lại, vào ngày 20/4 con lợn nái của gia đình bà bỗng sinh một đàn con. Thế nhưng, sau khi sinh xong đàn con thì con lợn mẹ cũng bị chết vì kiệt sức. Sau đó, gia đình bà liền gọi cho thương lái đến để bán nhưng do thương lái trả giá rẻ nên gia đình không đồng ý bán. Dù rất tiếc con lợn nái và đàn lợn con nhưng hôm đó không có thương lái nào đến trả mua nữa nên bà cho con cháu mổ làm thịt để cùng chia cho anh em mỗi người một ít.

Bà Mai và vật lạ được cho là cát lợn (ảnh: VTC)

"Khi mổ ra, mấy đứa con tôi phát hiện có một vật gì đó rất cứng trong dạ dày của lợn. Lúc đầu, mọi người chỉ nghĩ là chắc do nó ăn phải đá hoặc túi ni lon nào đó mắc vào bụng rồi chết. Nhưng không ngờ khi mổ dạ dày ra, thấy vật đó rất to, cứng, có lông màu nâu xám mọc xung quanh thành một hướng đều đặn và nặng 0,55kg.

Thấy lạ nên tôi đem ra rửa sạch và gác lên cho khô, một lúc sau vật đó tỏa ra một mùi thơm rất dịu nhẹ, có vị giống với thuốc Bắc khiến ai cũng rất tò mò nhưng cũng không ai biết đó là gì cả. Lúc đó, đứa con dâu tôi mới lên mạng tìm hiểu thì thấy vật thể lạ mà gia đình tôi đang giữ giống hệt một vật nặng 0,6 kg mà một người dân Trung Quốc đã phát hiện trước đó gọi là ‘cát lợn’ và bán được gần 21 tỷ đồng. Qủa thật nếu có như thế thì đúng là lộc trời cho rồi”, bà Mai mừng rỡ nói.

Bà Mai cho biết nhiều người đã đặt vấn đề muốn mua, song, gia đình bà chưa bán và mong muốn các cơ quan hữu quan làm rõ đây là vật thể gì.

Ngay sau đó, báo chí trong nước tiếp tục xôn xao khi gia đình anh Phan Lạc Hùng (37 tuổi, trú tại Ba Vì, Hà Nội) cũng tìm thấy một “vật lạ” nghi là cát lợn khi mổ một con heo nái vào tháng 11-2015 vừa qua.

Theo đó, sáng sớm ngày 20/11/2015, vợ chồng anh dậy sớm để mổ heo đem ra chợ bán. Tuy nhiên, khác với mọi ngày, khi mổ xong, anh phát hiện có một vật rất kì lạ bên trong con heo này.

Vật cứng lạ trong dạ dày lợn được cho rằng có giá hàng chục tỉ đồng

“Tôi thấy trong khoang bụng của nó có một vật rất lớn, nhìn giống khối u, được bao bọc bởi một lớp mỡ. Ban đầu tôi nghĩ rằng con heo này không bình thường nên cầm vứt khối u đi, thế nhưng nó rất cứng, tiếp xúc với mặt đất thì nảy như bóng tennis” – anh Hùng kể.

Lúc này, anh gọi vợ đến, bóc bỏ hết lớp mỡ bên ngoài thì lộ ra một "vật lạ" rất đẹp mắt. Nó có hình bầu dục, dài gần một gang tay, nặng khoảng 0,9 kg, thoạt nhìn rất giống hình dạng quả trứng, bên ngoài bao phủ bởi một lớp lông màu xanh rêu, rất mềm.

“Khi tôi sờ tay vào, có sợi tự rụng nhưng phần lớn giống như được mọc ra từ bên trong, dính rất chặt, dứt ra cũng không được” – anh Hùng cho hay.

Theo lời gia đình anh Hùng kể lại, sau khi để ra ngoài không khí một thời gian, “vật lạ” dần chuyển thành màu vàng nhạt, đồng thời tỏa ra một mùi thơm dễ chịu, giống với mùi của thuốc bắc.

Đi tìm sự thật

Sau khi thông tin về cát lợn tràn lan trên báo chí và mạng xã hội, nhiều người có kiến thức về y học đã kỳ công đi tìm các tư liệu liên quan đến vật kỳ lạ này. Tuy nhiên, thông tin thu thập được vô cùng ít, ít đến mức không thể xác định được cát lợn có thực sự là một vị thuốc quý hay không, chứ chưa nói đến giá trị vô tiền khoáng hậu của nó.

Cũng có một số hiếm hoi tư liệu cho biết cát lợn còn gọi là trư cát, là một vị thuốc quý hiếm trong đông y. Một số tư liệu còn phiên âm nhầm Trư cát là Zhu sha. Thực tế Zhu sha là vị thuốc Chu sa chứ không phải Trư cát. Chu sa là một loại khoáng sản nổi tiếng tại trung quốc chứa nhiều thủy ngân và được ứng dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, cát lợn thực chất là một loại sỏi mật ở lợn có giá trị trong y học. Một tài liệu rất cũ và có độ tin cậy không cao cho rằng cát lợn có tính mát, vị ngọt chuyển sang đắng, có tác dụng đối với tâm và can.

Các lương y đều phủ nhận giá trị của cát lợn như tin đồn

Hiện nay vẫn chưa rõ cách sử dụng cát lợn (trư cát) trong các bài thuốc. Dường như cho đến nay vị thuốc đặc biệt này chủ yếu được sử dụng trong cái phương thuốc bí truyền, độc môn. Chính vì vậy, sẽ rất khó có thể sử dụng cát lợn trong việc bốc thuốc đại trà để điều trị.

Có người cho rằng, cát lợn hay trư cát là một trong số các loại sỏi của động vật có giá trị đối với y học. Một số loài vật khác cũng đem lại giá trị như: sỏi mật trâu (ngưu hoàng), sỏi mật ngựa (mã bảo), sỏi mật khỉ (hầu táo), sỏi mật chó (cẩu bảo)…

Cát lợn cũng giống như hầu hết các loại sỏi mật động vật dùng làm thuốc, chủ yếu tác động vào tâm và can. Giá trị của cát lợn là có tuy nhiên thực sự quý đến mức nào thì vẫn còn chờ các chuyên gia thẩm định.

Tuy nhiên, trả lời Zing.vn, thạc sĩ, lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung  phủ định thông tin này. Lương y Trung cho biết, trong đông y không sử dụng bất cứ vị thuốc nào từ dạ dày của lợn. Do đó, thông tin cát lợn là vị thuốc quý có giá trị hàng tỷ đồng chỉ là tin đồn nhảm.

Theo chuyên gia này, Đông y chỉ sử dụng sỏi mật của trâu và bò để làm thuốc trị đột quỵ ở người, có tên là ngưu hoàng - một vị thuốc quý, đắt tiền. Riêng lợn, người ta không sử dụng sỏi này để làm thuốc.

Vật thể lạ tìm thấy gần dạ dày lợn ở Hà Nội có thể là do thức ăn không tiêu tích tụ lại.

Trả lời báo chí, lương y Đỗ Sơn Hà cho biết, tự cổ chí kim, các tài liệu về dược liệu đông y chưa có công trình khoa học nghiên cứu tác dụng của "Trư cát" hay còn gọi là "cát lợn" trong việc chữa bệnh.

Từng có nhiều năm nghiên cứu về các bài thuốc dân gian cổ truyền, ông Hà cho biết, trong Đông y, từ lâu người ta đã dùng Ngưu hoàng, Hầu táo, Mã bảo, Cẩu bảo để dùng làm thuốc chữa bệnh ở tâm, can. Tuy nhiên, một số ít sách cổ Trung Hoa cũng có đề cập dùng “Trư cát” hay còn có tên gọi khác là “cát lợn” để chữa những bệnh này. 

Lý giải về hiện tượng xuất hiện vật lạ trong dạ dày lợn, ông Hà cho rằng con vật hoặc người bình thường lúc mới sinh không có sỏi, trong quá trình phát triển do ăn uống mà trong dạ dày loài vật hoặc ở một số bộ phận người có sỏi, cụ thể: sỏi trong dạ dày con trâu gọi là “ngưu hoàng”, sỏi trong con khỉ là “hầu táo”, sỏi trong con ngựa là “mã bảo”, sỏi trong con chó là “cẩu bảo”, sỏi trong con lợn là “trư cát” hay còn gọi “cát lợn”.

Ông Hà phân tích, sự hình thành sỏi là do quá trình ăn uống có một số khoáng chất dư thừa được tích tụ lâu ngày trong cơ thể và do sự chuyển hóa phản ứng hóa lý trong quá trình tiêu thụ thức ăn nên các khoáng chất dư thừa đã gắn kết mà hình thành sỏi.

Bằng kinh nghiệm thực tế, lương y Đỗ Sơn Hà cho rằng có một số người nhầm tưởng “trư cát” là một loại thuốc quý tựa như chu sa. Chu sa là các vị thuốc trọng trấn an thần có tác dụng chữa bệnh hay giật mình mê sảng, là loại khoáng vật, thành phần chủ yếu là sunfua thủy ngân (HgS) và một số tạp chất khác. Chu sa ở dạng bột mịn. Do có sự nhầm lẫn "trư cát" với chu sa nên cứ tưởng "trư cát" có tác dụng chữa bệnh như chu sa.

Thực tế cho thấy nếu mổ lợn trong dạ dày phát hiện vật  lạ tạm gọi là "cát lợn" có thể có đó là một khối u do một số khoáng chất tích tụ lâu ngày trong cơ thể mà có. Quan sát bề ngoài, khối u này bên được bao bọc bằng các lớp mỡ, khi bóc bỏ lớp mỡ đó là một khối có màng bọc, cắt khối đó bên trong có chất sệt màu xanh mùi tanh, chất sệt màu xanh đó là xác của bạch cầu và xác vi khuẩn. Do đó, khối u này là mồ chôn xác bạch cầu, vi khuẩn.

Mặt khác, nếu khối u đó bên ngoài mọc lông, bóc bỏ lớp lông đó mà là một khối rắn có màu nâu xẫm thì đó chính là các khoáng chất gắn kết với nhau hình thành sỏi. Còn lớp lông đó mà có thể là do các vi khuẩn cùng loại bám vào sỏi để sống liên kết biến dạng mà thành.

>> Vụ chém chủ tiệm internet vì bị ngăn xem phim 'đen': Hung thủ đầu thú

Thanh Tâm

Có phải cát lợn là vị thuốc quý có giá hàng tỷ đồng?

 Theo các chuyên gia, Đông y không sử dụng bất cứ vị thuốc nào từ dạ dày của lợn. Do đó, thông tin cát lợn là thuốc quý có giá trị hàng tỷ đồng chỉ là tin đồn nhảm.

Ngày 20/4, gia đình bà Trần Thị Mai (Trung Châu, Đan Phượng, Hà Nội) đã phát hiện một vật rất cứng trong dạ dày lợn, nặng khoảng 0,55 kg và có lông mọc xung quanh. Vật lạ này có mùi thơm dịu, như mùi thuốc bắc. 

Nhiều người cho rằng đây là cát lợn - sỏi mật quý ở lợn, tính mát, vị ngọt có thể chữa bệnh.

Bà Mai cho biết nhiều người đã đặt vấn đề muốn mua, song, gia đình bà chưa bán và mong muốn các cơ quan hữu quan làm rõ đây là vật thể gì.

Co phai cat lon la vi thuoc quy co gia hang ty dong? hinh anh 1
Nhiều người cho rằng vật lạ này là cát lợn và có tác dụng chữa bênh. Ảnh: Pháp luật TP HCM.

Tuy nhiên, trả lời Zing.vn, thạc sĩ, lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung  phủ định thông tin này. Lương y Trung cho biết, trong đông y không sử dụng bất cứ vị thuốc nào từ dạ dày của lợn. Do đó, thông tin cát lợn là vị thuốc quý có giá trị hàng tỷ đồng chỉ là tin đồn nhảm.

Theo chuyên gia này, Đông y chỉ sử dụng sỏi mật của trâu và bò để làm thuốc trị đột quỵ ở người, có tên là ngưu hoàng - một vị thuốc quý, đắt tiền. Riêng lợn, người ta không sử dụng sỏi này để làm thuốc.

Vật thể lạ tìm thấy gần dạ dày lợn ở Hà Nội có thể là do thức ăn không tiêu tích tụ lại.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang