Đi tìm thời trang bền vững với môi trường

author 19:02 11/08/2016

(VietQ.vn) - Đồ jean cho đến nay vẫn chưa mất tính thời thượng khắp thế giới. Nhưng ít khi người mặc nghĩ rằng đó là loại may mặc dệt bằng cotton hại môi trường.

Chỉ cần quan sát nhanh ở một ngã tư đang có đèn đỏ ở Sài Gòn, ta có thể thấy trong mười người đã có trên năm người xài hàng jean.

Có một cú sốc đối với môi trường: jean dệt bằng cotton, mà cotton là thứ sợi đặc biệt háo nước.

Để sản xuất được một chiếc quần jeans cần đến khoảng 10.000 lít nước.

Một báo cáo của UNESCO phát hiện ra rằng khoảng 80% lượng nước ấy được sử dụng để trồng cotton.

Trong khi đó, một nghiên cứu của Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông nghiệp của Anh thực hiện đã đi đến kết luận: “Cotton là loại sợi háo nước cực kỳ, vượt xa nhu cầu tưới nước so với các loại sợi khác.”

Các vấn đề này càng làm phức tạp thêm tình trạng ô nhiễm hóa chất, một nhân tố mà nhiều nhà máy hiện nay đang cố gắng cắt giảm thông qua việc sản xuất cotton hữu cơ.

Nhưng anh em người Thụy Sĩ Markus và Daniel Freitag lại không làm như thế. Hãng Freitag của họ nổi tiếng với loại túi xách tái chế từ vải bạt mui xe tải.

Trong Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại ở New York đang trưng bày một cái túi xách thân thiện với môi trường đó.

“Chúng tôi đang tính kế cho những chiếc quần thật tốt dành cho công nhân trong nhà máy của chúng tôi” Daniel Freitag cho biết.

Những chiếc quần ấy phải bền chắc và bền vững đối với môi trường.

“Chúng tôi nhanh chóng nhận thức rằng một cái quần thiệt tốt sẽ đòi hỏi chất liệu tốt. Và chất liệu tốt đòi hỏi sợi tốt.”

 Cái máy trong hình đang chế biến những sợi lanh thu hoạch 

Giải pháp thân thiện môi trường: Sợi Pháp, quần Ba Lan

Và rồi hai anh em nhà Freitag quyết định phát triển loại quần theo ý riêng của họ. Mất bốn năm họ mới cho ra được một mẫu- và những chiếc quần tân thời này được làm bằng những chất liệu quen thuộc: vải lanh và gai dầu.

“Chuyện chúng tôi đang làm thiệt ra chẳng có gì mới mẻ,” Daniel Freitag bộc bạch. “Điều đó cũng giống như quay trở về tương lai.”

Hai loại cây được trồng ở châu Âu và không cần phải tưới nhiều nước, với lượng nước mưa là đủ cho lanh và gai dầu lớn lên.

Những chiếc quần được sản xuất trong vòng 2.500 km chỉ cách Zurich chứ không phải tận bên châu Á cách cả 10.000 km.

Sợi được cung cấp từ Pháp, được kéo sợi bởi một hãng của Ý tại Tunisia trước khi được dệt ở Ý và may thành quần tại Ba Lan.

Tuy nhiên điều này có cái giá của nó - đó là giá cả và sự tiện nghi.

Những chiếc quần jeans bằng lanh-gai dầu giá mắc gấp hai lần quần bằng cotton. Chúng hút nước nhiều hơn và mất nhiều thời gian để làm khô hơn.

Giá loại quần jeans này lên đến 212 USD.

“Chúng tôi đã đưa ra hạn mức tuyệt đối về giá cả,” Daniel cho biết.

Phần lớn số tiền nằm ở chi phí nhân công, nhưng bản thân chất liệu cũng mắc mỏ, ông nói.

“Nói gì thì nói đây là một sản phẩm hữu cơ sang trọng. Nhưng khi tôi ngó đến một chiếc T-shirt giá chỉ có 5,5USD, tôi bèn phải tự hỏi: ai sẽ trả tiền cho phần còn lại?”

Anh em nhà Freitag không phải là những nhà thiết kế đơn độc đang trên đường đi tìm vật liệu bền vững thay cho vật liệu phổ thông và không thân thiện với môi trường nói trên.

Vấn đề với cotton

Khi nói đến túi xách và giày dép, da thường là chất liệu được chọn lựa. Nhưng việc sản xuất, đặc biệt ở châu Á, lại rất có vấn đề.

Thường phải mất đến 500 kg hóa chất cực kỳ độc hại để sản xuất 250 kg da. Để làm sạch lông và tạo cho da bền chắc từ da thô đòi hỏi phải ngâm trong các chậu hóa chất nhiều ngày.

Hơn nữa, những con bò bị giết để lấy da cần được nuôi và cho ăn. Điều này đòi hỏi thức ăn, và thức ăn đòi hỏi đất canh tác.

Nhưng đã có một cách khác

Cũng có một số bẫy mà người tiêu dùng có thể rơi vào khi nói đến quần áo thân thiện với môi trường.

Những kiểu giày trước đây được hãng Ultrashoes của Bồ Đào Nha sản xuất trông tự nhiên, nhưng thực ra có chứa nhựa.

Cây bần không trồng ở Bồ Đào Nha nhưng có những đặc tính chính xác để đóng giày và cũng cần phải tăng cường sử dụng chất liệu thủ công.

“Hiện nay chúng tôi đã có thể sử dụng cotton hữu cơ,” Pedro Lima của hãng Ultrashoes cho hay. “Và chúng tôi đang dựa vào các chất liệu tái chế ngày càng nhiều.”

Ý tưởng sử dụng rễ rau diếp xoăn để sản xuất các chất liệu tổng hợp tương tự là cả một thách thức, cụ thể là bảo đảm cho quần áo bền vững trong suốt vòng đời của chúng.

Trong khi sử dụng rễ rau diếp xoăn thay cho nhựa sẽ loại bỏ việc dựa vào dầu thô, chất thải bằng nhựa sẽ không còn gây căng thẳng cho môi trường.

Đó là một chuyện khác khi nói đến quần jeans Freitag hay một chiếc túi xách do reWrap sản xuất được làm một phần bằng xơ dừa.

Một khi không xài nữa, chúng sẽ phân hủy thành phân compost.

Và những ai không muốn mặc chúng nữa nhưng không để chúng phân hủy đơn giản là trao đổi chúng.

Trần Bích

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang