Đồ chơi trẻ em ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6: Nên chọn loại nào?

author 10:59 28/05/2014

(VietQ.vn) - Hiện nay trên thị trường, đồ chơi cho trẻ em đang ngập tràn về mẫu mã, kiểu dáng cũng như chất lượng. Vì vậy, khi chọn mua đồ cho con, chúng ta cần chú ý lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp nhất.

Sự kiện: Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6

Đồ chơi cho bé trước hết phải kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của trẻ, đồng thời phải phù hợp với tính cách và sở thích của từng lứa tuổi. Đồ chơi phải có tính thẩm mỹ, hình dạng sinh động, có thể tạo hứng thú say mê và phát triển trí tưởng tượng cho bé.Theo ý kiến của một số chuyên gia trong ngành:

Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Trẻ ở lứa tuổi này sử dụng 5 giác quan để phản ứng lại với môi trường xung quanh mình: khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác và thị giác. Do đó, nên chọn các loại đồ chơi có kích thước to, hình khối đơn giản,  màu sắc sặc sỡ, có âm thanh phát ra, có thể cầm nắm dễ dàng… như các loại: lúc lắc, thú nhồi bông, búp bê mềm, đồ lắp ghép đơn giản, bóng,…

Phụ huynh cần thận trọng khi chọn đồ chơi cho trẻ

Bé từ 1 đến 2 tuổi: Đây là giai đoạn bé bắt đầu có thể tự đi lại một mình tuy chưa vững. Do đó, các trò chơi mang tính vận động cao luôn thu hút bé. Các bậc cha mẹ nên chọn những loại như đồ chơi kéo đẩy, xe tập đi,… giúp trẻ hứng thú rèn luyện kỹ năng đi.

Bé từ 2 đến 3 tuổi: Trẻ giai đoạn này rất hiếu động, thể lực và trí tuệ phát triển hơn nhiều, bé thích bắt trước và làm theo những động tác của người lớn. Vì thế, bạn nên chọn những loại đồ chơi có thao tác nhất định và hướng đến tính giáo dục nhiều hơn. Các loại như đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bác sĩ, phương tiện giao thong, lắp ghép, tranh vẽ… chính là những thứ phù hợp với bé.

Từ 3 đến 5 tuổi: Bé đã lớn và thích các trò chơi phức tạp hơn, các loại ghép hình, xây dựng, đồ chơi điều khiển, đất nặn, cắt dán, tô màu… sẽ làm bé thích thú.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần lưu ý bảo quản và vệ sinh thường xuyên đồ chơi cho bé trách hư hỏng, han gỉ, bụi bẩn gây nguy hiểm cho bé.

Trẻ nhỏ không cần có quá nhiều đồ chơi, chỉ cần một số ít thôi thì cũng đã giúp trẻ trải qua những khoảnh khắc thú vị. Và bạn cũng nên nhớ một điều rằng bố mẹ luôn là những người đồng hành thân thiết nhất với trẻ nhé.

Dưới đây là 1 số quy tắc chọn đồ chơi cho trẻ mà các bậc phụ huynh cần lưu tâm:

1. Luôn luôn làm theo những khuyến cáo mà nhà sản xuất đưa ra trên sản phẩm. Một số loại đồ chơi có những bộ phận nhỏ có thể gây hại cho trẻ em vì thế bạn nên chú ý đến các cảnh báo trên món đồ.

2. Đồ chơi phải đủ lớn ít nhất là 3 cm với đường kính và 6cm với chiều dài – điều này đảm bảo cho việc trẻ sẽ không nuốt đồ chơi và bị kẹt lại trong khí quản. Khi chọn đồ chơi cho trẻ, đừng bao giờ chọn những đồ chơi quá nhỏ vì như thế sẽ gây nguy hiểm cho con bạn.

3. Tránh cho trẻ cầm nắm những thứ như bi, tiền xu và các quả bóng có đường kính 4,4 cm hoặc nhỏ hơn vì nếu không cẩn thận sẽ nuốt phải và sẽ kẹt lại bên trong cổ họng, ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp của trẻ.

4. Đối với những đồ chơi chạy bằng pin thì chỗ nắp pin phải đủ chặt để trẻ không thể mở ra. Pin và chất lỏng chảy ra từ pin có thể gây ra những nguy hiểm cho con bạn như : nghẹt thở, chảy máu thậm chí là bị bỏng do hóa chất gây ra.

5. Đồ chơi an toàn là đồ chơi mà bé không thể phá vỡ  và đủ dẻo dai để bé có thể nhai mà không gây ra nguy hiểm gì.

Cần tránh những loại đồ chơi:

1. Những loại đồ chơi có đầu nhọn hoặc đồ chơi có những chi tiết nhỏ như mắt, răng cưa hay bánh xe..

2. Những đồ chơi có đầu nhỏ sẽ làm cho trẻ dễ nuốt.

3. Những loại đồ chơi có những đoạn dây dài hơn 18 cm.

4. Những loại đồ chơi có  thể làm trẻ bị kẹt tay.

5. Những kiểu đồ chơi như ngựa bập bênh hay những loại xe dành cho trẻ cũng nên kiểm tra kỹ các khuyến cáo từ nhà sản xuất. Bạn nên đảm bảo rằng những loại đồ chơi này luôn có dây bảo vệ để tránh cho những rủi ro có thể xảy ra với bé.

6. Những loại đồ chơi được làm thủ công cũng nên được xem xét cẩn thận, rất có thể những món đồ chơi này chưa được qua kiểm tra an toàn. Không nên cho trẻ chơi những đồ chơi được sản xuất trước năm 1978 vì những đồ chơi này có thể chứa chì rất nguy hiểm với trẻ.

7. Thú nhồi bông và các đồ chơi được bán trong các hội chợ , cửa hàng chưa chắc đã đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn an toàn. Hãy kiểm tra cẩn thận các bộ phận có thể tháo rời hoặc các cạnh sắc, đảm bảo nó đủ an toàn cho con bạn.

8. Kiểm tra xem món đồ chơi bạn mua có nằm trong danh sách các đồ chơi đã bị thu hồi của các cơ quan chức năng hay không.

 Đặc biệt lưu ý:

1. Không cho trẻ dưới 8 tuổi chơi bóng bay hoặc găng tay cao su. Việc hít phải hơi bóng hoặc nhai chúng có thể khiến cho trẻ bị ngạt thở. Bóng bay  khi bị kéo căng sẽ bị bật lại gây nguy hiểm cho trẻ.

2. Không bao giờ cho trẻ dưới 7 tuổi chơi những đồ chơi lắp ráp, chúng thường có những bộ phận nhỏ, trẻ rất dễ nuốt phải.

4. Để những đồ chơi của anh chị lớn xa tầm với của trẻ nhỏ.

Việc chọn lựa đồ chơi cho con yêu không nên xem nhẹ. Các bậc cha mẹ hãy ghi nhớ kỹ những lưu ý trên để lựa chọn đồ chơi cho bé sao cho an toàn và bổ ích nhất.

Đồ chơi an toàn là đồ chơi như thế nào?

Khi đi siêu thị hoặc tới các cửa hàng đồ chơi, những thứ mà bạn luôn luôn phải mang trong đầu khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ là:

-         Đồ chơi mà làm bằng vải cần được dán nhãn là chống cháy.

-         Đồ chơi nhồi bông có thể giặt được.

-         Đồ chơi có sơn bên ngoài không được sử dụng sơn có chì.

-         Các đồ chơi khác cần không có độc tố.

-         Chì màu và sơn cần có dán nhãn được kiểm định của tổ chức y tế.

Hướng dẫn chọn

-         Luôn luôn đọc nhãn mác của đồ chơi để chắc chắn đồ chơi phù hợp với độ tuổi của con bạn. Thêm nữa, bạn cần quan sát tính cách, thói quen và cách cư xử của con xem có phù hợp với đồ chơi đó không rồi mới mua.

-         Không nên đặt yếu tố giải trí của đồ chơi lên trên yếu tố an toàn.

Một số đồ chơi phù hợp với lứa tuổi như:

-         Đối với những trẻ đang tuổi tới trường, xe đạp, xe scooter (xe 2 bánh có một bánh để đi, một bánh để đẩy), ván trượt không nên sử dụng mà không có mũ bảo hiểm cùng với găng bảo vệ tay, khuỷu tay, đầu gối, gót chân…

-         Đồ chơi đối với trẻ dưới tuổi tới trường không nên có những cạnh nhọn, sắc, dễ gãy, nhiều hạt nhỏ, không độc (bé mầm non rất thích gặm đồ chơi đặc biệt là trong giai đoạn tay chân miệng).

-         Đối với trẻ dưới 16 tuổi, không nên mua cho trẻ đồ chơi dạng súng bắn. Khi trẻ trên 16 tuổi được tặng súng đồ chơi thì bạn cần dạy trẻ không được bắn vào người khác.

-         Ít cho trẻ sử dụng đồ chơi chạy bằng điện vì có thể gây nổ.

Sau khi mua đồ chơi về nhà, trẻ cần được hướng dẫn cách chơi và bạn phải xác thực lại xem trẻ có biết chơi hay không.

 

Hoàng Phong (tổng hợp)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang