Giá trị dinh dưỡng trong măng ít người biết đến

author 15:28 28/07/2015

(VietQ.vn) - Măng cũng có đủ các chất protid, glucid, muối khoáng, vitamin, nhưng măng có nhiều chất xơ hơn rau và măng càng già tỷ lệ chất xơ càng cao, cứng hơn và khó tiêu hơn.

Sự kiện: Chữa bệnh từ thiên nhiên

Măng tươi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cũng như nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, phốt pho, canxi, protein thực vật. Đặc biệt, măng tươi có hàm lượng chất xơ cao, rất tốt cho hệ tiêu hóa, lại có thể phòng chống táo bón, rất thích hợp với người muốn giảm béo.

Y học hiện đại chứng minh, người thường xuyên ăn măng tươi có tác dụng trị đờm, lợi tiểu, làm sáng mắt rất hữu hiệu. Không những thế, măng còn có thể hấp thụ chất béo, thúc đẩy quá trình lên men thực phẩm, có tác dụng tiêu hóa và bài tiết tốt. Đây cũng là một trong những thực phẩm tuyệt vời cho người muốn giảm cân.

Thành phần dinh dưỡng của những loại măng thường dùng: Trong 100g măng tre tươi có 92g nước, 1,7g protid, 1,7g glucid, 4,1 g là chất xơ (xenluloza).Trong 100g măng nứa tươi có 92g nước, 1,9g protid, 1,7g glucid, 3,9g chất xơ.

Trong 100g măng vầu tươi có 91 g nước, 1,4g protid, 2,5g glucid, 4,5g chất xơ.Trong 100g măng ngâm chua có 92,8g nước, 1,4g protid, 1,4g glucid, 4,1 g chất xơ.Trong 100g măng khô có 23g nước, 13g protid, 2,1g lipid, 21,5g glucid, 36g chất xơ.

Măng cũng có đủ các chất protid, glucid, muối khoáng, vitamin

Măng cũng có đủ các chất protid, glucid, muối khoáng, vitamin. Ảnh minh họa

Măng tươi không nên ăn quá nhiều, mỗi người mỗi bữa không nên hấp thụ quá nửa kg. Hơn nữa, măng tươi mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại có tính lạnh, nhiều chất xơ, ăn quá nhiều thành ra tiêu hóa khó, dễ trở thành gánh nặng cho dạ dày, đặc biệt là người mắc bệnh về đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, khi ăn măng tươi cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thuỷ phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN).

Nhưng acid xyanhydric hoà tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng, cho nên từ xưa đã có kinh nghiệm luộc măng tươi bao giờ cũng phải đổ nước luộc đi, rửa măng lại, có khi luộc tới hai lần, lần nào cũng đổ nước luộc đi như vậy rồi mới nấu ăn, và thường hầm măng.

Acid xyanhydric hoà tan trong nước luộc, nước rửa và bay hơi theo hơi nước sôi, măng còn lại ăn vừa ngon vừa không còn chất độc. Cũng vì vậy ngộ độc măng chỉ xảy ra khi măng tươi chế biến không đúng cách chưa loại bỏ được acid xyanhydric.

Thái Hà (T/h)


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang