Hai thiên thạch liên tục bay gần trái đất
Ngày tận thế trong quan niệm của Phật giáo
Những xác chết kỳ lạ nhất Việt Nam
Lý giải siêu tưởng về "ngày tận thế" qua điệu nhảy Gangnam Style
Hình minh họa một thiên thạch bay gần trái đất |
Vào 17 giờ hôm 11/12 theo giờ Hà Nội, một thiên thạch có chiều rộng tới 36 m bay cách trái đất khoảng 230.000 km (trong khi khoảng cách trung bình giữa mặt trăng và địa cầu vào khoảng 386.000 km), Space cho biết.
2012 XE54, tên của thiên thạch, có kích cỡ đủ lớn để gây thiệt hại lớn cho nhân loại nếu nó đâm trúng trái đất vào một ngày nào đó trong tương lai. Các nhà thiên văn mới phát hiện nó lần đầu tiên vào hôm 9/12, nghĩa là đúng hai ngày trước khi nó "dọa" trái đất. Nó hoàn thành một vòng quanh mặt trời trong 2,72 năm.
Từ hôm nay, 4179 Toutatis, tên của một thiên thạch khác có chiều rộng chừng 5 km, sẽ tới gần trái đất nhất trong quỹ đạo di chuyển của nó. Quá trình bay át trái đất của thiên thạch sẽ kéo dài trong vài ngày. Khoảng cách ngắn nhất giữa nó và trái đất sẽ là 7 triệu km vào tối 12/12. Với khoảng cách đó, 4179 Toutatis không thể gây nên bất kỳ hiểm họa nào và các kính thiên văn tối tân trên mặt đất có thể quan sát nó.
Giới khoa học phát hiện khoảng 9.000 thiên thạch gần trái đất và một số có thể gây họa. Dữ liệu từ kính thiên văn không gian WISE của Mỹ cho thấy khoảng 4.700 thiên thạch có chiều rộng từ 100 m trở lên di chuyển rất gần địa cầu vào một số thời điểm trong quá trình di chuyển. Một giả thuyết cho rằng một "đá trời" có chiều rộng khoảng 10 km đã lao trúng trái đất cách đây 65 triệu năm khiến khủng long tuyệt chủng.
Người đưa ra hàng loạt giải pháp để ngăn chặn nguy cơ thiên thạch đâm trúng trái đất, như phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân để phá thiên thạch, hay phóng vệ tinh nhân tạo tới gần thiên thạch để làm thay đổi quỹ đạo của nó. Tuy nhiên, các biện pháp đó đều cần khoản tiền khổng lồ.
P.V (tổng hợp từ Vnex)