Thế giới cổ vật về hóa thạch của chủng người bí ẩn

author 08:56 05/02/2015

(VietQ.vn) – Mới đây, các nhà khảo cổ học vừa tìm thấy những hóa thạch từ thời cổ đại của một loài bí ẩn ở hang động ở Xujiayao và khu vực bờ kênh Penghu,Trung Quốc.

Sự kiện:

Khám phá thế giới về răng và xương sọ của chủng người mới

Những hóa thạch này được cho là những khám phá thế giới cổ, có tuổi thọ khoảng 60.000 đến 120.000 năm và không thể xếp vào bất kỳ giống loài nào phù hợp. Theo giới khoa học, những hóa thạch này bao gồm phần đầu và 9 chiếc răng từ 4 cá thể riêng biệt và giống với cả loài người tối cổ - tổ tiên của loài người và người Neanderthal. 9 chiếc răng này sau đó đã được đem đi nghiên cứu và so sánh với 5.000 chiếc răng khác được tìm thấy trước đó.

Các mẫu răng hóa thạch này là thành tựu khám phá thế giới về khảo cổ mới nhất

Các mẫu răng hóa thạch này là thành tựu khám phá thế giới về khảo cổ mới nhất hiện nay

Giáo sư Martinón-Torres của Trung tâm nghiên cứu quốc gia của Tây Ban Nha cho biết: "9 chiếc răng được tìm thấy có vẻ khác biệt hơn so với các giống loài khác, chúng giống như là thuộc về một bộ phận cư dân khác của hành tinh vậy. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thể khẳng định sự tồn tại của một giống loài mới từ thời Cổ đại mà còn phải xem xét và nghiên cứu thêm.”

1 số mẫu xương sọ trong quá trình khám phá thế giới cổ đại vẫn chưa được xác định là của chủng người nào

1 số mẫu xương sọ trong quá trình khám phá thế giới cổ đại vẫn chưa được xác định là của chủng người nào

Một giả thuyết được đưa ra được xem là hợp lý nhất về những hóa thạch này là do sự giao phối giữa 2 tộc người Homo Sapien (Tổ tiên của người hiện đại) và người Neanderthal. Chính sự kết hợp này đã dẫn đến việc các đặc điểm của cả 2 tộc người đều xuất hiện trên mẫu hóa thạch.

Một khả năng khác là những dấu tích này thuộc về người Denisovan - một giống người đã cùng sống và giao phối với người Neanderthal trên Trái đất. Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn đang tích cực tìm kiếm thêm những dấu vết khác tại các nước châu Á để trả lời cho câu hỏi: "Phải chăng loài người chúng ta có thêm một tổ tiên mới?"

Khám phá thế giới về xương hàm của chủng người bí ẩn

Tại khu vực cách bờ biển hơn 24km, khu vực gần kênh Penghu, ngư dân Đài Loan đã tìm được nhiều hóa thạch xương hàm ước tính 200.000 năm tuổi. Các bộ xương hàm này dày, răng lớn và khỏe hơn hẳn so với những hóa thạch cùng loại từng được phát hiện trước đó.Theo các nhà nhân chủng học, rất có thể bộ xương hàm nói trên thuộc về một chủng người mới từng tồn tại ở châu Á nhưng chưa được phát hiện.

Hóa thạch xương hàm mới được tìm thấy có kích cỡ khá lớn

Hóa thạch xương hàm mới được tìm thấy có kích cỡ khá lớn

Từ trước tới nay, giới khảo cổ thường cho rằng tổ tiên người châu Á thuộc chủng Homo erectus. Bằng chứng là họ chỉ tìm được hóa thạch của chủng người trên tại khu vực châu Á, cụ thể hơn là Indonesia và Trung Quốc. Song với phát hiện bộ hàm mới này, quan điểm trên có thể bị thay đổi.

Khu vực tìm thấy nhiều hóa thạch bí ẩn

Khu vực tìm thấy nhiều mẫu hóa thạch bí ẩn

Điều này càng có cơ sở hơn khi nghiên cứu địa chất cho thấy, từ cách đây 2,5 triệu tới 11.000 năm, khu vực phát hiện hóa thạch xương hàm có mực nước biển thấp. Do đó, nơi này có thể từng là một phần của lục địa châu Á, phù hợp cho sự sống của con người.

Tiến sĩ Chun Hsiang-Chang cho biết, hóa thạch này là một phần hàm dưới, khá thô sơ nhưng lớn hơn rất nhiều so với xương hàm của người Homo erectus sống cùng niên đại. Giới chuyên môn đưa ra giả thuyết bộ xương nói trên thuộc về một chủng người khác cùng tồn tại với người Homo erectus nhưng đã tuyệt chủng.

Các phần xương hàm mới được khai quật gây nhiều tranh cãi

Các phần xương hàm mới được khai quật gây nhiều tranh cãi

Bộ xương trên đã được phân tích bằng phương pháp CT scan để tái tạo lại toàn thể bộ hàm trên máy tính. Các nhà nghiên cứu cũng hy vọng sẽ sớm xác định được mẫu ADN để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của nó.

Vy Vy

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang