Khởi kiện công ty vì không thanh toán tiền lương cho người lao động như thế nào?

author 06:15 13/05/2017

(VietQ.vn) - Nếu công ty không thanh toán tiền lương cho người lao động thì trước tiên phải làm đơn xin hòa giải gửi đến Phòng lao động thương binh và xã hội nơi công ty có trụ sở.

Sự kiện: Tư vấn pháp luật vietq

Độc giả Nguyễn Tuấn Anh (Hải Dương): Trước đây, tôi có làm việc cho một Chi nhánh Công ty hoạch toán phụ thuộc (không có hợp đồng; thời gian thử việc 02 tháng). Khi kết thúc thử việc, tôi có đầy đủ thủ tục như: Báo cáo công việc; Bàn giao hồ sơ, chứng từ; Chi nhánh Công ty đồng ý và đã ra Quyết định thôi việc cho tôi.

Đến nay, đã hơn 4 tháng mà Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa thanh toán lương cho tôi (tháng lương cuối cùng trước khi nghỉ việc). Dù đã có nhiều lần hẹn gặp nhưng tôi vẫn chưa được Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa giải quyết tiền lương. Lúc nào kế toán và người đứng đầu Chi nhánh Công ty cũng nói là không có tiền, hoặc hẹn mà không gặp.

Để không anh hưởng công việc và thời gian đi lại, qua mail, tôi có gửi số tài khoản của mình cho Chi nhánh Công ty, tạo điều kiện là khi nào có tiền thì thanh toán cho tôi theo hình thức chuyển khoản. Tuy vậy, Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa thanh toán lương cho tôi. Tôi cũng nhiều lần gửi mail giải trình cho người đại diện pháp luật Công ty mà không thấy hồi âm.

Như vậy, tôi có nên viết đơn khởi kiện hay không? Trước tiên là gửi đến đâu và cách viết đơn như thế nào? Ngoài tiền lương phải trả, tôi có nên ghi các khoản tiền đền bù trong đơn không?

Khởi kiện công ty vì không thanh toán lương cho người lao động như thế nào?

Khởi kiện công ty vì không thanh toán lương cho người lao động như thế nào? Ảnh minh họa 

Trả lời:

Căn cứ Điều 47 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả lương và các giấy tờ của người lao động cho họ khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Hiện nay theo quy định tại Điều 96 của Bộ Luật lao động 2012 thì việc trả lương được thực hiện theo nguyên tắc:

- Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

- Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Người hất dầu luyn vào chị bán thịt lợn ở Hải Phòng có thể bị khởi kiện?(VietQ.vn) - Sự việc hất dầu luyn vào người phụ nữ và phản thịt lợn ở Hải Phòng đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội cùng với vô vàn sự phẫn nộ trước hành vi ngang ngược này.

Việc công ty không trả lương đúng hạn và nợ lương là đã vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

"Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương

[...] 3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

4. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả đủ tiền lương cho người lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

b) Buộc trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

Vì vậy trong trường hợp trên, người lao động có thể khiếu nại trực tiếp đến người sử dụng lao động để được giải quyết.

Nếu vẫn chưa được trả lương thì bạn làm đơn xin hòa giải gửi lên phòng Lao động và Xã hội để thực hiện thủ tục hòa giải tại cơ sở. Sau khi tiến hành hòa giải tại cơ sở mà không thanh bạn có thể gửi đơn khởi kiện lên tòa án.

Theo quy định tại điều 40 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì bạn có thể làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện,  hoặc đến Tòa án nơi bạn cư trú. Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết; (điểm đ khoản 1 Điều 40).

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

Công ty luật TNHH Đức An

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang