Khủng hoảng kinh tế có tái diễn vào 2017?

author 16:17 21/01/2014

(VietQ.vn)- Từ cuối thập kỷ 70 tới nay, Việt Nam đã trải qua 3 lần khủng hoảng kinh tế. Liệu quy luật 10 năm một lần khủng hoảng kinh tế có còn tái diễn vào năm 2017 tới?

 Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây nhất diễn ra vào cuối năm 2008…

Tại Hội thảo Viễn cảnh kinh tế toàn cầu. diễn ra sáng 21/1, đại biểu đặt vấn đê: Trong khoảng 30 năm trở lại đây, cứ 10 năm lại diễn ra một đợt khủng hoảng suy thoái kinh tế, vậy mốc sắp tới là 2017 thì sao, Việt Nam có phải đối mặt với khủng hoảng nữa không? Nếu có khủng hoảng thì sẽ xảy ra trong lĩnh vực gì?

Khủng hoảng tài chính liệu có tái diễn theo chu kỳ 10 năm?

Sau ngày đất nước thống nhất, Việt Nam đã gặp và vượt qua 3 cuộc khủng hoảng:

Cuộc khủng hoảng thứ nhất tiềm ẩn từ cuối thập kỷ 70, bùng phát trong thập kỷ 80, kéo dài đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước;

Cuộc khủng hoảng thứ hai xảy ra trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ vào năm 1998;

Cuộc khủng hoảng thứ  ba đến từ nước Mỹ, tiềm ẩn từ cuối năm 2007, bùng phát vào cuối 2008.

Trả lời câu hỏi trên, chuyên gia kinh tế Ngân hàng thế giới Andrew Burns, thừa nhận tới nay những nhà nghiên cứu mới chỉ phác hoạc được bức tranh kinh tế toàn cầu tới năm 2016, nhưng cũng không thể nhận định được thời điểm nào khủng hoảng lại tái diễn. “ Đây là vấn đề vô cùng khó khăn trong công tác dự báo. Trong những thập kỷ gần đây, xu hướng kinh tế không hề đi theo một trật tự nhất định. Một số kịch bản dù đã được dựng trước cho nền kinh tế, song tới tới khi khủng hoảng, những nhà nghiên cứu đều không thể cảm nhận được nó lại nghiêm trọng tới vậy!”, vị chuyên gia bày tỏ.

Andrew Burns, cho rằng không ai thể biết chính xác khi nào khủng hoảng xảy ra. Tuy kinh nghiệm từ những cuộc khủng hoảng trước cho thấy, nguy cơ rất có thể xảy ra tại những nơi khi mà nền kinh tế đang được cho là phát triển tốt. “Tại đây luôn rình rập những mối nguy cơ phát triển quá nóng, tích tụ sự căng thẳng lâu ngày sẽ khiến nền kinh tế bị bung vỡ”, ông Andrew Burns lý giải. Từ đây, vị chuyên gia kinh tế kiến nghị chính phủ các nước hãy cố gắng theo dõi sát những mối căng thẳng trong nền kinh tế  giảm tối thiểu nguy cơ xảy ra khủng hoảng.

Về chu kỳ khủng hoảng của những thập niên trở lại đây, ông Võ Trí Thành Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế trung ương, đã biến tấu khi ông gọi đây là “thời kỳ hạnh phúc khi Việt Nam phải đối mặt và vượt qua rất nhiều cuộc khủng hoảng từ tài chính tiền tệ, tới lượng thực, năng lượng….đó là chưa kể tới những khủng hoảng liên quan tới khí hậu, môi trường”, ông Thành nói.

Riêng đối với khủng hoảng tài chính, theo ông Thành, chỉ khi khủng hoảng xảy ra rồi thì các nhà kinh tế mới có thể vào cuộc mổ xẻ ra rất nhiều nguyên nhân. “Tuy nhiên dù anh có nắm bắt được tất cả nguyên nhân thì một ngày nào đó khủng hoảng vẫn cứ xảy ra bởi lẽ thị trường tài chính là thị trường quá tinh xảo và tham lam”, vị chuyên gia kinh tế của Việt Nam nói.

Theo ông Võ Trí Thành, thương mại sản xuất toàn cầu đã thay đổi về căn bản 25 năm qua, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. “Chỉ cần một đứt gãy khúc ở mảng sản xuất nào đó thì ngành, thậm chí cả nền kinh tế cũng có thể tăng trưởng chậm dẫn tới suy thoái. Đây chính là rủi ro mới do nền sản xuất toàn cầu mang tới mà các nhà kinh tế không ai có thể lường trước được “, ông Thành phân tích.

 

WB dự báo viễn cảnh kinh tế Đông Á- Thái Bình Dương tới 2016


Tuy các nước tại khu vực này đã vượt qua khỏi khủng hoảng song các yếu tố rủi ro của nền kinh tế vẫn chưa bị loại trừ hẳn, trong đó bao gồm quá trình tái cân đối tại Trung Quốc, phục hồi chậm tại các khu vực đồng Euro và sự bất ổn trong chính sách tài khóa Hoa Kỳ. Cụ thể, tại Trung Quốc xuất hiện sự sụt giảm đầu tư quá nhanh và không tự nguyện sẽ tác động lớn theo hiệu ứng dây truyền tới các nước khác trong khu vực. Tuy khu vực đồng Euro đã gặt hái được nhiều thành công những vẫn còn nhiều thách thức đe dọa làm suy giảm quá trình phụ hồi kinh tế. Nếu không có biện pháp giải quyết nợ bền vững và các vấn đề thuế khóa tại Mỹ thì một cuộc khủng hoảng toàn cầu cấp tính sẽ được châm ngòi. Ngoài ra, các căng thẳng chính trị khi đã leo thang lên cấp quốc gia (Thái Lan là ví dụ điển hình) và căng thẳng địa-chính trị khác sẽ phá hỏng viễn cảnh tăng trưởng toàn khu vực.

 

Hoàng Vũ

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang