Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị xử lý thế nào?

authorLan Ninh 20:25 09/01/2017

(VietQ.vn) - Khuyến mại là hoạt động thương mại được doanh nghiệp áp dụng nhằm mục đích thu hút khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ của mình.

Sự kiện: Tư vấn pháp luật vietq

Độc giả Vũ Bá Doanh (Thanh Xuân, Hà Nội): Trong trường hợp công ty tôi có hành vi khuyến mại không lành mạnh làm ảnh hưởng đến các công ty khác thì sẽ bị xử phạt thế nào?

Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị xử lý theo pháp luật. Ảnh minh họa

Trả lời: 

Trong trường hợp của bạn thì tùy mức độ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm khác nhau:

Theo Điều 34 Nghị định 71/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp có hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị xử phạt theo, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng; Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng; Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại; Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình.

Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định trên trong trường hợp quy mô tổ chức khuyến mại thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; Buộc cải chính công khai.

Những điều cần biết khi công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa(VietQ.vn) - Đối với cá nhân hay DN khi nhập khẩu hay sản xuất 1 sản phẩm cần phải công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa.

Chế tài hình sự: Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Chương XVI "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế" của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009, biểu hiện dưới các tội danh như: tội lừa dối khách hàng theo Điều 162 Bộ luật hình sự 1999 .

Chế tài dân sự: Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải dẫn chiếu đến pháp luật dân sự. Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tại Chương XXI Bộ luật dân sự 2015.

Mộc Lan

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang