Phát triển kính áp tròng giá rẻ dành riêng cho người mù màu

authorNinh Lan 07:30 02/05/2018

(VietQ.vn) - Các nhà nghiên cứu tại Đại học Birmingham (Anh) đang phát triển một loại kính áp tròng giá rẻ dành riêng cho những người bị mù màu.

Rối loạn sắc giác hay loạn sắc giác, thường gọi là mù màu, là một bệnh về mắt làm cho người ta không phân biệt được một số màu sắc. Hiện nay chưa có cách nào chữa khỏi chứng rối loạn này, nhưng giống như người bị cận hoặc viễn thị, để khắc phục người bị mù màu có thể đeo kính loạn sắc.

Chức năng của những loại kính này là đưa độ phân giải màu sắc của người bệnh vào một bước sóng khác ngoài tầng sóng mà người bệnh bị khiếm khuyết để người bệnh có thể nhận định được một số ít các màu sắc. Tuy nhiên, các sản phẩm kính loạn sắc hiện nay khá đắt tiền, cồng kềnh và không tương thích với các kính điều chỉnh thị lực khác.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một loại kính áp tròng chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả ban đầu khá tích cực. Ảnh: University of Birmingham
Các nhà nghiên cứu đã phát triển một loại kính áp tròng chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả ban đầu khá tích cực. Ảnh: University of Birmingham

Tiến sĩ Haider Butt, nhà nghiên cứu chính của dự án cho biết: “Kính áp tròng được chú trọng nhằm khắc phục tật mù màu vì nó dễ dàng điều chỉnh toàn bộ vùng nhìn và quan sát. Quy trình nhuộm mà chúng tôi thực hiện không cần phải chuẩn bị phức tạp, nó không độc hại cho mắt người, và phương pháp của chúng tôi có thể dễ dàng sử dụng cho cả kính gọng và kính áp tròng với chi phí thấp”.

Phát hiện con nhện sống lâu nhất thế giới ở Tây Úc(VietQ.vn) - Úc nổi tiếng là địa điểm sinh sống của một số sinh vật nguy hiểm nhất thế giới và cũng là nơi nuôi dưỡng loài nhện sống lâu nhất trên thế giới.

Ông cho biết thêm: "Chúng tôi đang xem xét việc sử dụng phương pháp tương tự để khắc phục tật mù màu xanh và tím, và đồng thời kết hợp một số thuốc mang lại hiệu quả nhận biết được màu đỏ xanh và tím xanh. Chúng tôi sắp bắt đầu thử nghiệm lâm sàng ở người”.

Mắt người có thể cảm nhận được ánh sáng có bước sóng từ 400 đến 700 nanomét (1nanomét = 1/1.000.000mm). Ánh sáng trắng trong tự nhiên là tập hợp nhiều loại ánh sáng có các bước sóng dài ngắn khác nhau. Sự phân tích màu sắc chủ yếu do các tế bào nón đảm nhận, các tế bào nón này tập trung ở hố trung tâm của võng mạc. Những tế bào hình nón này được chia thành ba nhóm.

Loại thứ nhất là loại tế bào hình nón tiếp nhận được các bước sóng dài, và nó có khả năng nhận diện được màu đỏ. Loại thứ hai là loại tế bào hình nón tiếp nhận được bước sóng trung bình và nó có khả năng nhận diện được màu xanh lá cây. Loại cuối cùng là loại tế bào hình nón tiếp nhận bước sóng ngắn và nó có khả năng nhận diện được màu xanh dương. Bệnh mù màu xảy ra khi bất kỳ nhóm tế bào hình nón nào bị thiếu, mắt sẽ mất khả năng phân biệt một số màu sắc.

Xuân Hồng (theo Newatlas)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang