Làm thế nào để lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt tốt cho sức khỏe?

author 17:11 18/05/2022

(VietQ.vn) - Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là nhóm người theo chế độ ăn kiêng, tuy nhiên cần phải biết cách lựa chọn đúng chuẩn mới giữ được chất lượng tốt của hạt.

Ngũ cốc nguyên hạt chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, giữ lại 3 thành phần dinh dưỡng của hạt là lớp cám, mầm và nội nhũ. So với các loại ngũ cốc khác, ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp nguồn chất xơ tốt hơn và các chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin B, sắt, folate, selen, kali và magiê. Quá trình tinh chế thông thường sẽ loại bỏ lớp cám và mầm, làm giảm 25% lượng protein của ngũ cốc đồng thời loại bỏ đi 17 chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Các cách chọn ngũ cốc nguyên hạt tốt

Tìm chất xơ trên nhãn hiệu sản phẩm

Hãy xem thành phần dinh dưỡng được ghi trên bao bì sản phẩm để kiểm tra thành phần chất xơ có trong sản phẩm ngũ cốc. Hãy chọn mua các sản phẩm cung cấp ít nhất 3g chất xơ cho mỗi khẩu phần.

Ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe 

Ngũ cốc có chứa gluten không?

Những người không thể ăn gluten trong lúa mì có thể ăn ngũ cốc nguyên hạt nếu lựa chọn một cách cẩn thận. Có rất nhiều sản phẩm hạn như kiều mạch, yến mạch được chứng nhận không gluten. Bột yến mạch, bỏng ngô, gạo lứt, gạo dại, và hạt diêm mạch cũng phù hợp với chế độ ăn không gluten.

Kiểm tra độ tươi của ngũ cốc nguyên hạt

Chọn mua các sản phẩm được đóng gói chặt chẽ và trong bao bì kín. Ngũ cốc phải luôn tươi và có mùi tươi mới. Ngoài ra, kiểm tra ngày hết hạn và hướng dẫn bảo quản trên bao bì.

Thời hạn sử dụng

Bởi vì các loại ngũ cốc có loại và lượng dầu khác nhau, nên thời hạn sử dụng cũng khác nhau. Hầu hết chúng có thể bảo quản trong tủ lạnh 2-3 tháng và trong tủ đông 6-8 tháng. Gạo lứt nấu chín có thể được làm lạnh 3-5 ngày và có thể được đông lạnh đến 6 tháng.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho sức khoẻ

Lúa mạch
Lúa mạch chứa nhiều chất xơ, có kết cấu dai và hương vị hấp dẫn. Lúa mạch thường được đóng gói hoặc được chế biến dưới dạng ngũ cốc nóng và hỗn hợp súp. Thành phần chứa nhiều chất xơ nhất ở lúa mạch là vỏ cám.

Vỏ lúa mạch là thành phần chứa nhiều selen, mangan, magie, kẽm, đồng, sắt, phốt pho và kali, cũng như vitamin B và chất xơ. Một cốc 148 gam bột lúa mạch nguyên hạt cung cấp 14,9 gam chất xơ, tương đương 60% lượng yêu cầu tiêu thụ tối thiểu của một người trưởng thành. Cần lưu ý rằng lúa mạch có chứa gluten, vì vậy nó không phù hợp với chế độ ăn không có gluten.

Lúa mạch đen

Lúa mạch đen đã được tiêu thụ trong nhiều thế kỷ vì nó chứa nhiều khoáng chất và ít carbs. Đó là lý do tại sao bánh mì lúa mạch đen không làm tăng lượng đường trong máu nhiều như lúa mì. Một lý do khác để dùng chúng là là bột lúa mạch đen rất giàu chất xơ, một khẩu phần 100gr bột lúa mạch đen cung cấp 22,6 gam chất xơ, chiếm khoảng 90% lượng yêu cầu tiêu thụ hàng ngày của một người trưởng thành.

Nghiên cứu cho thấy rằng chất xơ có thể làm chậm quá trình hấp thụ carbs trong ruột khiến lượng đường trong máu tăng chậm nhưng ổn định, thay vì tăng đột biến. Bột lúa mạch đen có nhiều dạng như bột lúa mạch đen nhẹ, trung bình, đậm. Loại nhẹ và trung bình không được coi là ngũ cốc nguyên hạt.

Spelt

Spelt là một loại lúa mì nguyên hạt cổ đại đã được trồng hàng ngàn năm. Về mặt dinh dưỡng, spelt chứa nhiều mangan, magiê, phốt pho, kẽm, sắt, vitamin B và chất xơ. Tuy nhiên, nó có nhiều kẽm và protein hơn một chút so với lúa mì nguyên hạt.

Giống như tất cả các loại ngũ cốc khác, spelt có chứa chất kháng dinh dưỡng như axit phytic có thể làm giảm sự hấp thụ kẽm và sắt từ ruột. Đây không phải là một mối quan tâm lớn đối với người lớn về chế độ ăn uống cân bằng, vì các loại thực phẩm khác cung cấp nhiều kẽm và sắt hơn nhưng nó có thể là một vấn đề đối với người ăn chay và ăn chay trường.

Bulgur

Bulgur được làm từ hạt lúa mì sấy khô và luộc chín, nó thường được bán dưới dạng mịn hoặc thô. Đôi khi, bulgur bị nhầm lẫn với lúa mì nứt nhưng lúa mì thường mất thời gian để nấu hơn. Bulgur ít chất béo và chứa nhiều khoáng chất như magie, mangan, sắt và chất xơ.

Tiêu thụ nhiều bulgur và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác làm giảm khả năng bị các chứng viêm nhiễm hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các bệnh ung thư. Tuy nhiên, lúa mì bulgur có chứa gluten nên nó không thích hợp cho chế độ ăn kiêng không có gluten.

Bảo Linh (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang