Liệu pháp tế bào gốc cũng có thể gây nguy hiểm
Thu hồi gia vị taco bán trong Walmart vì nhiễm vi khuẩn salmonella
Thu hồi bịch độn ngực nguy cơ gây bệnh ung thư hiếm thấy
Khi các tế bào gốc được phát hiện lần đầu tiên cách đây 30 năm, đã có một số dự đoán rằng việc sử dụng chúng sẽ trở thành một cuộc cách mạng hóa về chăm sóc sức khỏe. Nhưng những nguy hiểm tiềm ẩn của các tế bào gốc này cũng xuất hiện nhanh chóng. Một số nghiên cứu sớm nhất vào cuối thập kỷ 90 liên quan đến cấy ghép tế bào gốc bào thai vào não bộ của bệnh nhân Parkinson.
Người phát ngôn của Hiệp hội Bệnh Parkinson chia sẻ: "Một số người đã khỏe hơn, tệ hơn, và một số không hề thay đổi. Tồi tệ hơn, ở một số người các tế bào được cấy ghép của họ đã mất kiểm soát, tăng nguy cơ ung thư".
Khi các nhà khoa học tiếp tục những nỗ lực để biến công nghệ tế bào gốc thành phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn, các vấn đề vẫn tiếp tục nảy sinh.
Ngay cả một trong những ứng dụng hứa hẹn nhất là điều trị suy tim, nghiên cứu cũng cho thấy các tế bào gốc có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Tháng 6 vừa qua, một nhà tim học hàng đầu của Israel, giáo sư Jonathan Leor, thuộc Đại học Tel Aviv, đã cảnh báo rằng ở bệnh nhân suy tim, các tế bào gốc không chỉ không có hiệu quả, mà còn có thể làm trầm trọng thêm bệnh tình.
Tế bào gốc cũng xuất hiện trong phẫu thuật thẩm mỹ nhưng những loại tế bào gốc này không được phân loại là "điều trị y tế" và có thể thấy phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc cũng tiềm ẩn nguy cơ rõ ràng.
Cách đây 5 năm, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ người Mỹ Allen Wu đã báo cáo trường hợp gây sốc của một phụ nữ 60 tuổi đã không thể mở được mắt sau khi tiến hành tiêm tế bào gốc được lấy từ mỡ bụng và tiêm vào da quanh mắt. Người phụ nữ này đã phải trả 20.000 đô la để thực hiện cuộc phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, thay vì phát triển thành những mô mới, những tế bào gốc này lại biến đổi thành xương. Các bác sĩ đã phải mất 6 giời để phẫu thuật loại bỏ khối xương nhỏ từ mí mắt và mô xung quanh của người phụ nữ này.
Huy Hoàng (theo: dailymail)