Nguy cơ mắc tiểu đường từ những thực phẩm hay đồ uống có đường

author 17:26 22/07/2019

(VietQ.vn) - Nghiên cứu từ Đại học Princeton (Hoa Kỳ) cho biết bất cứ đồ uống có đường hay bất cứ loại đường nào có trong thực phẩm (trừ trái cây và rau quả) có thể gây ra bệnh tiểu đường.

Hai loại đường phổ biến nhất trong thực phẩm gồm glucose và fructose. Glucose là loại đường duy nhất mà cơ thể bạn cho phép lưu thông trong máu. Các tác giả của nghiên cứu này cho thấy rằng fructose được chuyển thành glucose chủ yếu trong ruột, chứ không phải trong gan như các nhà khoa học đã từng nghĩ. Tuy nhiên, nếu lượng fructose vào ruột bị quá tải, fructose có đi qua ruột vào máu và gan làm tích tụ chất béo trong gan. Điều này có thể làm tăng lượng đường trong máu, một đặc trưng của bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu mới này cũng chỉ ra rằng fructose không chuyển đổi thành glucose trong ruột non có thể đến ruột già và thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Những loại vi khuẩn có hại này cố gắng xâm nhập vào các tế bào trong đại tràng, khiến hệ miễn dịch “khởi động”, có thể dẫn đến các chứng viêm, tăng nguy cơ béo phì, đau tim và một số bệnh ung thư.

 Bất cứ thực phẩm hay đồ uống có đường nào cũng có thể tăng nguy cơ mắc tiểu đường

Hầu hết các nghiên cứu về chủ đề này đều cho thấy trái cây và rau củ có thể ngăn ngừa và kiểm soát tiểu đường mặc dù chúng chứa đường. Lý do là bởi đường trong trái cây và rau quả được các chất xơ hòa tan và các chất chống oxy hóa trong chúng ngăn cản gây nên sự gia tăng lượng fructose trong máu. Trong khi đó, đường bổ sung được sử dụng trong đồ uống và thực phẩm cũng tương tự như đường trong trái cây và rau quả, nhưng khi đường được chiết xuất từ ​​nguồn thực vật (củ cải đường, mía, cây phong, ngô, hoa, nho, táo...), chất xơ hòa tan có lợi và nhiều chất chống oxy hoá đã được loại bỏ.

Đường huyết tăng cao có thể làm hỏng các tế bào trên khắp cơ thể. Để tránh nồng độ đường trong máu quá cao sau khi ăn, tuyến tụy của bạn sẽ giải phóng insulin, nghĩa là giảm lượng đường trong máu bằng cách đẩy đường từ máu vào gan. Tuy nhiên, nếu gan của bạn chứa nhiều chất béo, nó sẽ không thể nhận thêm đường và lượng đường trong máu tăng cao hơn. Mức đường trong máu cao làm đường dính vào màng ngoài của mọi loại tế bào trong cơ thể và không bao giờ có thể thoát ra. Kết quả cuối cùng, chúng có thể tiêu hủy tế bào gây ra tất cả các tác dụng phụ có hại của bệnh tiểu đường.

Để hạn chế tác hại của việc dư thừa đường, bạn nên:

• Tránh bị thừa cân.

• Ngăn ngừa chất béo tích tụ trong gan

• Hạn chế hoặc tránh uống với đường (kể cả nước ép trái cây) và thực phẩm có thêm đường.

• Nếu bạn thừa cân hoặc có lượng đường trong máu cao sau khi ăn (> 140 mg / dl một giờ sau bữa ăn), bạn cũng nên hạn chế tất cả các carbohydrate tinh chế (các sản phẩm bánh mì, mì ống, ngũ cốc ăn sáng khô ...), thịt chế biến và thịt đỏ (làm tăng nguy cơ không thể đáp ứng với insulin), và thức ăn chiên.

• Cố gắng tập thể dục mỗi ngày.

• Tránh sự thiếu hụt vitamin D vì nó có thể ngăn không cho tế bào phản ứng với insulin. Mức Hydroxy vitamin D nên> 20 ng/ml.

Huy Hoàng (theo: villages-news)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang