Những dòng xe ô tô dính lỗi kỹ thuật gây mất an toàn

author 07:29 10/01/2021

(VietQ.vn) - Theo các chuyên gia kỹ thuật về ô tô, xe ô tô bị dính lỗi kỹ thuật vô cùng nguy hiểm nếu không kịp phát hiện và xử lý. Nhận thức được tầm quan trọng này nhiều hãng ô tô đã buộc phải triệu hồi khẩn cấp khi xe gặp lỗi kỹ thuật.

Sự kiện: Cảnh báo ô tô xe máy

Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, khách hàng liên tục phải chứng kiến nhiều đợt triệu hồi ô-tô lớn, có những lần số lượng lên đến hàng trăm nghìn chiếc với những mẫu xe nổi danh. 

Thực tế, việc ô tô hay xe máy phát sinh lỗi kỹ thuật trong quá trình sản xuất là khó tránh khỏi. Quan trọng là trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc khắc phục triệt để những lỗi kỹ thuật này nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng mới là điều đáng bàn. Nhận thức được tầm quan trọng này, thời gian qua đã không ít hãng sản xuất ô tô đã tiến hành triệu hồi nhiều dòng xe ngày sau khi phát hiện lỗi kỹ thuật.

1,79 triệu xe ô tô Honda dính lỗi kỹ thuật liên quan tới trục truyền động, công tác cửa sổ điện

Hãng xe triệu hồi do lỗi kỹ thuật gần đây nhất chính là thương hiệu ô tô Nhật Bản. Theo đó, hãng xe này đã buộc phải thông báo triệu hồi 1,79 triệu xe trên toàn thế giới do gặp một số vấn đề liên quan đến kỹ thuật như trục truyền động, công tắc cửa sổ điện và lỗi phần mềm. Phần lớn trong số xe bị triệu hồi (bao gồm 1,4 triệu xe) nằm ở thị trường Mỹ.

Một trong những lỗi nguy hiểm nhất khiến hãng xe phải triệu hồi liên quan đến công tắc cửa sổ điện trên mẫu xe CR-V đời 2002-2006, với số lượng khoảng 268.000 chiếc.

 Nhiều xe Honda buộc triệu hồi do lỗi kỹ thuật. Ảnh minh họa

Theo nhà sản xuất, công tắc trên những mẫu xe này có thể bị hỏng do hơi ẩm xâm nhập vào. Trong một số trường hợp, nếu dây bị ẩm sẽ dẫn tới tình trang bị chảy và hỏng, dẫn đến cháy khoang cabin của xe.

Đợt triệu tiếp theo liên quan đến lỗi mô-đun kiểm soát thân xe, ảnh hưởng đến khoảng 735.000 xe, bao gồm các mẫu xe Honda Accord, Accord hybrid đời 2018-2020 và Insight đời 2019-2020. Số lượng xe bị triệu hồi lần này cần được cập nhật phần mềm mô-đun điều khiển thân xe vì một lỗi lập trình có thể dẫn đến một số trục trặc cho xe.

Theo Honda, lỗ hổng này có thể gây ra một số vấn đề với cần gạt nước, camera chiếu hậu và đèn xi-nhan. Ngoài ra, lỗi này cũng có thể làm cho một số đèn cảnh báo sáng trên bảng điều khiển.

Một đợt triệu hồi khác bao gồm khoảng 430.000 xe ở thị trường Mỹ liên quan đến mẫu xe Acura ILX, ILX Hybrid đời 2013-2015, Civic hybrid đời 2012, Fit (tên gọi Jazz ở Việt Nam) đời 2007-2008 và sedan Accord đời 2013-2015.

Theo Honda, những chiếc xe này có thể không được sơn phủ lớp bảo vệ đúng cách trên trục dẫn động, khiến chúng xuống cấp và hỏng hóc theo thời gian. Như vậy, các mẫu xe Honda CR-V và Accord đang bán tại thị trường Việt Nam cũng có thể nằm trong diện bị ảnh hưởng.

Xe sang Lexus RX350 và Corolla bị lỗi kỹ thuật liên quan tới hộp số và phần mềm

Công ty Ô tô Toyota Việt Nam cũng đã phát đi thông báo triệu hồi ô tô Lexus RX350 và Corolla để sửa chữa, thay thế thiết bị vì lỗi kỹ thuật. Ngay sau đó Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD- Bộ Công Thương) đã thông báo về chương trình triệu hồi của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam với 2 dòng xe là Luxus RX350 và Corolla để cập nhật, khắc phục một số lỗi kỹ thuật.

Cụ thể, xe Luxus RX350 cần cập nhật phần mềm điều khiển hộp số tích hợp bên trong ECM và thay thế hộp số nếu có hư hỏng. Có 282 xe được sản xuất từ 19-10-2017 đến 26-12-2018 cần được cập nhật.

Trên các xe Lexus RX350 bị ảnh hưởng, áp suất dầu của hộp số có khả năng đột ngột thay đổi đến giá trị không đúng khiến xe bị giật khi vào số D, nổi đèn check động cơ hoặc khiến ly hợp trong hộp số bị hư hại. Nguyên nhân được xác định là do bộ phận điều khiển hộp số tích hợp bên trong ECM được lập trình chưa tối ưu, dẫn đến hiện tượng nêu trên.

Theo Toyota Việt Nam, các xe bị ảnh hưởng sử dụng túi khí do công ty Takata sản xuất. Trong trường hợp xe gặp tai nạn và hệ thống túi khí được kích hoạt, tùy theo từng hoàn cảnh, việc giải phóng khí trơ có thể tạo nên áp lực bên trong quá lớn, dẫn đến khả năng cụm bơm khí bị nứt vỡ.

Trong trường hợp cụm bơm khí bị nứt vỡ, các mảnh kim loại của bơm khí có thể bắn văng ra xuyên qua túi khí đã được bơm phồng, dẫn đến nguy cơ gây chấn thương nghiêm trọng cho hành khách.

Những dòng xe sang nổi tiếng bị triệu hồi do lỗi động cơ, nguy cơ cháy động cơ(VietQ.vn) - Theo hãng tin AP, 2 nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc buộc tiến hành triệu hồi xe Kia Optima, Hyundai tại Mỹ và Canada do lo ngại lỗi động cơ, cháy động cơ. Việc lỗi cháy động cơ là vấn đề gây đau đầu cho hai hãng xe nổi tiếng này.

Xe sang Audi dính lỗi kỹ thuật do trần xe thấm nước

Theo thông báo từ nhà phân phối chính thức của Audi tại Việt Nam, trong quá trình kiểm tra, tập đoàn ô tô Đức đã phát hiện một số lỗi kỹ thuật trên các mẫu xe Q5, A4, A5 và A6.

Theo đó, Audi xác nhận tại Việt Nam có 47 chiếc Audi Q5 (thời gian sản xuất từ 05/2010 đến 08/2016) và 401 chiếc Audi A5 và Audi A6 sử dụng động cơ 2.0 TFSI (thời gian sản xuất từ 2011 đến 2016) trong diện ảnh hưởng cần được kiểm tra.

Cụ thể, trên một số xe dòng Audi Q5 có trang bị cửa sổ trời, được sản xuất trong thời điểm nhất định. Khi gặp trời mưa, trần xe có thể bị thấm nước ở khu vực cửa sổ trời và sẽ khiến cho một số chức năng cửa sổ trời không hoạt động chính xác. Sau một thời gian, khi trần xe bị ẩm ướt, các chi tiết bên trong cũng như miếng đệm cạnh túi khí trần sẽ bị thấm ướt. Điều này có thể khiến cho bình hơi túi khí bị ăn mòn, gỉ sét và có khả năng làm túi khí hoạt động không đúng thời điểm.

Trước đó, năm 2016, Audi cũng đã triệu hồi hơn 200 xe với dòng xe Q7 và 8 chiếc với dòng xe A8. Điều đáng nói, Audi là một trong những tập đoàn kinh doanh ô tô, xe máy thành công nhất trong phân khúc xe sang với các thương hiệu Audi, Ducati và Lamborghini. Audi hoạt động tại hơn 100 thị trường trên toàn cầu và sản xuất xe tại 16 nhà máy ở 12 quốc gia.

Audi cũng là thương hiệu xe được Ủy ban Quốc gia APEC 2017 lựa chọn để phục vụ công tác di chuyển cho phái đoàn các nước thành viên. 319 chiếc ôtô hạng sang hiệu Audi sẽ được nhập về Việt Nam từ tháng 4 tới tháng 11 năm nay để phục vụ APEC 2017. Thậm chí, hãng xe Đức còn sản xuất riêng 5 mẫu xe Audi phiên bản giới hạn để phục vụ riêng cho sự kiện APEC 2017 lần này. Mỗi mẫu xe được lựa chọn những trang thiết bị khác nhau và được quyết định sau khi có được sự đồng thuận giữa nhà nhập khẩu chính hãng Audi tại Việt Nam và Ủy ban Quốc gia APEC 2017.

Quy định về triệu hồi ô tô bị lỗi kỹ thuật

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/03/2018) quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định 116/2017/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

1. Ô tô thuộc diện phải triệu hồi gồm:

a) Ô tô triệu hồi theo công bố của nhà sản xuất;

b) Ô tô triệu hồi theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra. Việc yêu cầu triệu hồi của cơ quan kiểm tra được thực hiện trên cơ sở bằng chứng cụ thể, kết quả xác minh các thông tin phản ánh về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu.

2. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu

Trường hợp các ô tô đã đưa ra thị trường có lỗi kỹ thuật phải triệu hồi, doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo triệu hồi từ nhà sản xuất hoặc từ cơ quan kiểm tra, doanh nghiệp nhập khẩu phải thông báo bằng văn bản tới các đại lý bán hàng yêu cầu không bán ra thị trường các ô tô thuộc diện triệu hồi mà chưa được khắc phục;

b) Trong thời gian không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo triệu hồi từ nhà sản xuất hoặc từ cơ quan kiểm tra, doanh nghiệp nhập khẩu phải gửi tới cơ quan kiểm tra báo cáo bằng văn bản các nội dung sau: nguyên nhân xảy ra lỗi kỹ thuật; biện pháp khắc phục; số lượng ô tô phải triệu hồi; kế hoạch triệu hồi phù hợp;

c) Tuân thủ theo đúng kế hoạch triệu hồi, đồng thời doanh nghiệp phải công bố thông tin về kế hoạch triệu hồi và danh sách ô tô phải triệu hồi trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, các đại lý bán hàng một cách kịp thời, đầy đủ;

d) Báo cáo bằng văn bản đến cơ quan kiểm tra theo định kỳ 03 tháng và ngay sau thời gian kết thúc triệu hồi theo kế hoạch;

đ) Đối với ô tô thuộc diện triệu hồi mà chưa được cấp chứng chỉ chất lượng, doanh nghiệp nhập khẩu xuất trình bằng chứng chứng minh ô tô thực tế đã thực hiện xong việc sửa chữa khắc phục lỗi theo quy định của nhà sản xuất làm căn cứ để tiến hành thủ tục kiểm tra, chứng nhận chất lượng ô tô nhập khẩu.

3. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra

a) Thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nhập khẩu về việc tiếp nhận kế hoạch triệu hồi.

b) Yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện việc triệu hồi.

c) Thông tin về ô tô bị triệu hồi trên trang thông tin điện tử của cơ quan kiểm tra.

d) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện triệu hồi của doanh nghiệp theo kế hoạch.

đ) Tạm dừng các thủ tục chứng nhận chất lượng đối với doanh nghiệp nhập khẩu ô tô không thực hiện trách nhiệm theo quy định từ điểm a đến điểm d khoản 2 Điều này.

e) Cơ quan kiểm tra sẽ xem xét dừng thủ tục chứng nhận chất lượng đối với các ô tô của cùng nhà sản xuất nếu doanh nghiệp nhập khẩu cung cấp được bằng chứng nhà sản xuất đó không phối hợp để thực hiện kế hoạch triệu hồi.

An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang