Ổ vi khuẩn tiềm tàng trong thức ăn thừa nên tránh sử dụng
Sự kiện: Bí quyết nhận biết thực phẩm an toàn
Điểm danh loạt thực phẩm Trung Quốc để cả năm không hỏng đang bán tại Việt Nam
Kỹ thuật phân tích hàm lượng độc tố và Vitamin trong thực phẩm
Ngang nhiên quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp MH sai quy định
Khoảng 100 năm trước, tủ lạnh mới được sử dụng phổ biến trong các gia đình và tại các nhà hàng, quán ăn. Nhờ đó người ta đã có thể bảo quản thực phẩm được lâu và tốt hơn.
Yếu tố quan trọng để vi sinh vật phát triển chính là nhiệt độ phù hợp. Giống như nhu cầu của con người chính là thực phẩm vì chúng có lợi cho sức khỏe. Vi khuẩn và nấm mốc cũng rất thích lợi ích dinh dưỡng của thực phẩm. Vì thế chúng sẽ đục khoét, tiêu thụ thực phẩm để sinh sôi nảy nở và lâu dần chúng sẽ làm hỏng thức ăn.
Theo đó, tình trạng ngộ độc thực phẩm gây ra bởi các vi trùng có hại, chẳng hạn như vi khuẩn trong thực phẩm bị ô nhiễm hoặc để lâu ngày. Khi mới xâm nhập vi khuẩn sẽ không làm thực phẩm biến đổi màu sắc bên ngoài hay mùi vị khiến cho người ăn khó phân biệt được thực phẩm đó đã hỏng chưa và liệu có nguy hiểm nếu ăn hay không. Vì vậy, nếu cảm thấy nghi ngờ về phần thực phẩm đã nấu chín nhưng còn thừa không còn an toàn thì nên vứt bỏ.
Thực phẩm dư thừa nếu để lâu có thể gây ra ngộ độc thực phẩm
Rất may tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể được ngăn chặn nếu nấu ăn và sử dụng đúng cách. Vì thế để bảo đảm an toàn thực phẩm cho bản thân và gia đình, ngay sau khi mua thực phẩm như thịt, cá, sữa, trứng... về hãy nhanh chóng chế biến hoặc bảo quản thực phẩm bằng cách làm lạnh chúng.
Những vi khuẩn có thể gây bệnh tiềm ẩn trong thực phẩm như khuẩn Salmonella, Campylobacter, E. coli hoặc Listeria . Khi ăn phải thực phẩm nhiễm các loại vi khuẩn khuẩn này sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, axit cũng có thể được sử dụng để bảo quản thực phẩm (thông qua quá trình tẩy hoặc lên men), vì hầu hết các vi khuẩn đều không thích nghi được trong điều kiện có axit. Dù trong quá trình nấu ăn có thể giết chết các vi khuẩn có hại nhưng chúng vẫn có thể làm ổ và phát triển trong thực phẩm thừa mà con người không thể biết.
Nếu thức ăn đã nấu chín còn thừa không được bảo quản với muối hoặc ngâm giấm vi khuẩn vẫn có khả năng sống sót và tấn công người ăn do đó cần phải giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn để vi khuẩn không có cơ hội sống sót.
Nếu độ ẩm càng cao, thực phẩm sẽ càng trở nên dễ hỏng. Đây là lý do nhiều người thường dự trữ thực phẩm ở dạng khô ngược lại đối với các loại thực phẩm như thịt, rau tươi... cần phải được bảo quản ở nhiệt độ mát như tủ lạnh.
Cách bảo quản thực phẩm an toàn Nhiệt độ từ 5 độ C đến 60 độ C là điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn làm hư thối thực phẩm nhanh nhất. Để phòng tránh điều này, cần làm nóng thực phẩm ở mức trên 60 độ C và bảo quản chúng trong ngăn lạnh dưới 5 độ C. Tuyệt đối không được để thức ăn dưới nhiệt độ phòng thông thường hơn hai giờ đồng hồ hoặc hơn một giờ ở nhiệt độ trên 32 độ C. Thực phẩm chưa nấu chín, chẳng hạn như xà lách hoặc bánh mì sandwich, cũng nên được ăn hoặc làm lạnh nhanh chóng. Nếu thực phẩm sau chế biến còn thừa từ khoảng 1h cho tới 4h nên sử dụng ngay lập tức hoặc lưu trữ nó một cách thích hợp. Nếu nhiều hơn 4 giờ cần bỏ vào thùng rác. Còn đối với thức ăn đã nấu chín có thể được giữ trong ba đến bốn ngày ở ngăn mát tủ lạnh. Vì thế hãy tiêu thụ thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn hoặc sau 4 ngày bảo quản tốt trong ngăn mát tủ lạnh. Sau khoảng thời gian này, nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ tăng lên. Nếu không thể ăn hết số thực phẩm trên trong vòng 4 ngày thì nên để vào trong ngăn đá dùng dần. Mỗi khi dùng lại thức ăn thừa, hãy hâm nóng chúng trên bếp, trong lò nướng hoặc lò vi sóng. Lưu ý, các loại nồi hầm, ninh không được khuyến khích dùng để hâm nóng thức ăn thừa vì những thiết bị này có thể không hâm thức ăn đủ nóng ở nhiệt độ phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn. |
Ngọc Nga (theo SBS)