Phát hoảng vì chiếc kèn đồ chơi kêu trong cổ họng bé trai, cha mẹ cần cảnh giác

author 15:00 06/01/2017

(VietQ.vn) - Mới đây, một bé trai 6 tuổi (Nghệ An) đã được các bác sĩ phẫu thuật nội soi để gắp một chiếc kèn đồ chơi ra khỏi cổ họng bé.

Theo báo Tiền Phong, ngày 5/1, tin từ Khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An cho biết, các bác sĩ của bệnh viên vừa tiến hành phẫu thuật nội soi, lấy một dị vật bằng nhựa trong phổi em bé N.N.M (6 tuổi, trú tại thị xã Hoàng Mai, Nghệ An).

Trước đó vào ngày 2/1, vợ chồng chị N.T.H (trú tại TX Hoàng Mai) nghe thấy tiếng kèn phát ra từ cổ họng cậu con trai 6 tuổi theo từng nhịp thở. Kiểm tra cháu bé, vợ chồng chị H. hốt hoảng phát hiện chiếc kèn đồ chơi mà con trai vừa ngậm thổi không còn.

Bé trai đã được phẫu thuật gắp dị vật ra khỏi phổi. Ảnh: Báo Nghệ An

 Bé trai đã được phẫu thuật gắp dị vật ra khỏi phổi. Ảnh: Báo Nghệ An

Gia đình vội vàng đưa bé M vào bệnh viện tỉnh. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị hóc dị vật trong phổi, gây phản ứng ho nhiều, cần tiến hành can thiệp gắp dị vật nội soi.

Báo Tuổi Trẻ dẫn thông tin khuyến cáo từ các bác sĩ, người lớn cần tập cho trẻ thói quen ăn trong yên tĩnh, không đùa nghịch. Không cho trẻ nghịch những đồ chơi tròn, nhỏ, không nên cho trẻ đeo vòng có hạt. Chưa kể thức ăn thông thường cũng có thể trở thành dị vật nếu như trẻ đang ăn mà khóc.

Những hoa quả nguy cơ chứa hóa chất cần tránh bày mâm ngũ quả ngày Tết(VietQ.vn) - Ngày Tết, mâm ngũ quả có ý nghĩa quan trọng đối với người Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay nhiều loại hoa quả Trung Quốc nguy cơ chứa hóa chất độc hại không thể phân biệt, cần tránh dùng.

Điều này nhắc nhở nhiều bậc phụ huynh vẫn có thói quen thấy trẻ biếng ăn là dùng ngay biện pháp “bịt mũi để ép mở miệng” hết sức nguy hiểm.

Một quan niệm sai lầm là nhiều bậc phụ huynh thấy con bị hóc thức ăn, đồ chơi... là vội vàng cho tay vào miệng trẻ để móc ra. Biện pháp này vô tình lại đẩy dị vật vào sâu hơn, nhất là dị vật tròn thì càng nguy hiểm.

Thực tế, biện pháp sơ cứu tốt nhất đối với trẻ dưới hai tuổi là các bậc phụ huynh nên đặt trẻ nằm đầu thấp, sấp trên một tay, tay kia vỗ mạnh vào lưng trẻ tạo áp lực trong lồng ngực để đẩy dị vật ra. Với trẻ lớn hơn, các bậc phụ huynh ôm lấy ngang bụng trẻ, ép bụng trẻ lại, dị vật vọt ra dễ dàng hơn.

An Dương (T/h)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang