Rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đường mía từ Thái Lan

(VietQ.vn) - Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
Thuốc chống trầm cảm có nguy cơ đẩy nhanh tình trạng suy giảm nhận thức
Bảo vệ thanh niên yếu thế khi các chiêu trò lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi
Bảo vệ thanh niên yếu thế khi các chiêu trò lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi
Theo đó thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 21 tháng 4 năm 2025. Trước đó vào ngày 15 tháng 6 năm 2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan (mã vụ việc AD13.AS01).

Ngành mía đường Việt Nam đã hồi sinh nhờ việc áp thuế chống bán phá giá. Ảnh minh họa
Căn cứ Điều 62 Nghị định 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 10/2018/NĐ-CP) quy định chậm nhất 12 tháng trước ngày quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hết hiệu lực, Cơ quan điều tra thông báo về việc nhận Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp. Nội dung rà soát cuối kỳ được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 82 và Khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 63 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.
Cục Phòng vệ thương mại thông báo chính thức tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ của vụ việc. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo này của Cơ quan điều tra, nhà sản xuất trong nước có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Ngành mía đường Việt Nam đã hồi sinh nhờ việc áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường có xuất xứ từ Thái Lan. Theo ghi nhận từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), so với cách đây 4 niên vụ, sản lượng mía ép và đường niên vụ 2023-2024 (từ tháng 7 năm trước đến tháng 6 năm nay) đều tăng trên 160%.
Sản lượng vụ ép mía 2023 - 2024 trong tháng 6 đã đạt 11,2 triệu tấn mía, sản xuất được hơn 1,1 triệu tấn đường các loại. Cả hai chỉ số này cùng tăng khoảng 18% so với so với niên vụ trước đó.
Cùng với đó, giá thu mua mía nguyên liệu hiện tại cũng đã tăng 152% so với niên vụ 2019 - 2020, đạt 1,2 - 1,3 triệu đồng/mía, tương đương ở các nước sản xuất mía đường trong khu vực. Điều này giúp diện tích mía, sản lượng phục hồi trong những niên vụ qua. Diện tích mía năm 2024 đạt 163.019 ha, tăng 31% so với năm 2021; sản lượng mía phục hồi 47%.
Niên vụ 2023 -2024 cũng đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam đạt đến mốc năng suất đường 6,79 tấn đường/ha, cao hơn so với những nước sản xuất mía đường chính trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippines. Cụ thể, năng suất của Thái Lan, năng suất 5,98 tấn/ha, còn Indonesia và Philippines là dưới 5 tấn/ha. Giá đường trong nước cũng đã tăng từ khoảng 15.000 đồng/kg trong năm 2021 lên hơn 22.000 đồng/kg trong năm 2024 kéo theo sự phục hồi của các công ty ngành mía đường.
Dự kiến đến tháng 6/2026 lệnh chống bán phá, chống trợ cấp hết hạn. Theo Cục Phòng vệ Thương mại, khoảng tháng 4/2025, các bên liên quan có quyển nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ.
Hiện tại, VSSA mong muốn gia hạn lệnh thuế để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Nếu trường hợp lệnh thuế hết hạn và được gỡ, các doanh nghiệp mong muốn được cạnh tranh công bằng.
An Dương