Hà Nội: Rau an toàn chủ yếu bán ở chợ dân sinh mà người dân không biết

authorThảo Nguyên 10:35 09/04/2016

(VietQ.vn) - Chi phí mở và duy trì cửa hàng kinh doanh rau an toàn rất lớn nên sớm lụi tàn. Do đó, rau an toàn vẫn chủ yếu đi các chợ và điều này thực sự gây bất ngờ

Một thông tin cực kỳ gây bất ngờ cho người dân, đặc biệt là người dân sống ở Hà Nội được ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT Hà Nội) cho biết: 92% rau an toàn không có tem, nhãn nhận diện truy xuất nguồn gốc tiêu thụ tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh Hà Nội. Điều này có nghĩa, rất nhiều rau tuy không có tem, nhãn nhưng cũng là rau an toàn được bán ở các chợ truyền thống mà người dân không hay biết hoặc không dám tin.

Được biết, đến tháng 3/2016, Chi cục bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất rau đạt 5.100 ha. Trong đó, rau an toàn VietGAP 224 ha, rau hữu cơ trên 40 ha, cơ bản đạt an toàn thực phẩm.

Đầu năm 2016, Chi cục đã xây dựng 11 chuỗi rau an toàn (RAT) thí điểm Hệ thống đảm bảo có sự tham gia của sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng (PGS); Duy trì, phát triển 07 vùng RAT, rau hữu cơ tập trung khép kín (Đặng Xá, Tiền Yên, Chúc Sơn, Yên Bình, Tân Minh, Tráng Việt, Thanh Xuân).

Bất ngờ: Rau an toàn ở Hà Nội chủ yếu bán ở chợ dân sinh mà người dân không biếtBất ngờ: Rau an toàn ở Hà Nội chủ yếu bán ở chợ dân sinh mà người dân không biết

Theo ông Ngguyễn Duy Hồng: Rau ở Hà Nội “cơ bản đạt an toàn thực phẩm” vì theo kết quả kiểm tra trong năm 2015, khi phân tích 400 mẫu rau chỉ có 5 mẫu vượt ngưỡng, tương đương với 1,25%. Mặt khác, lượng thuốc BVTV sử dụng trên các cây trồng trong đó có rau của Hà Nội bằng 0,3% so với toàn quốc.

Theo số liệu điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội hiện trạng phân phối, tiêu thụ RAT có 6 hình thức chính: các siêu thị chiếm khoảng 1,5% sản lượng RAT; cửa hàng phân phối bán lẻ chiếm 1,5%; giao theo hợp đồng (nhà hàng, bếp ăn tập thể,...) chiếm 1,8%. 3 hình thức này tiêu thụ thông qua HTX hoặc doanh nghiệp. Các thương lái thu gom đem đi tiêu thụ chiếm 12,6%;  người sản xuất tự bán tại các chợ dân sinh chiếm 26,8% và bán buôn tại các chợ đầu mối chiếm 55,8% sản lượng RAT.

Hà Nội đang có 48 cơ sở sơ chế RAT cũng là 48 chuỗi tiêu thụ RAT theo liên kết dọc, rau an toàn có tem, nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc, được tiêu thụ qua 18 doanh nghiệp, 17 hợp tác xã cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ, điểm phân phối, bếp ăn tập thể và hệ thống siêu thị với sản lượng gần 20.000 tấn/năm (chiếm 5% sản lượng rau an toàn).

Rau an toàn chưa có tem, nhãn nhận diện truy xuất nguồn gốc tiêu thụ tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, khu dân cư với sản lượng trên 370.000 tấn/năm (chiếm 92,5% sản lượng rau an toàn, 61,67% sản lượng rau, 37% nhu cầu tiêu dùng).

Thực tế, chi phí để mở cửa hàng, duy trì hoạt động của cửa hàng kinh doanh rau an toàn rất lớn nên sớm lụi tàn, do đó rau an toàn vẫn chủ yếu đi các chợ. Điều này khiến người dân vô cùng bất ngờ nhưng các cơ quan chức năng cho hay, việc lẫn lộn rau an toàn với không an toàn trên thực tế là có, dù ở chợ truyền thống dan sinh hay chợ đầu mối.

Trước thực tế nhập nhèm, không có lợi cho rau an toàn, chi cục BTTV Hà Nội kiến nghị UBND thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội: chợ đầu mối, chợ dân sinh, bố trí điểm bán hàng RAT; ban hành chính sách đặc thù cho Hà Nội hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp phát triển hệ thống cửa hàng, điểm bán lẻ RAT.

“Nếu không có hệ thống bán lẻ, hỗ trợ kênh tiêu thụ thì 20 năm nữa Hà Nội cũng không biết mua rau an toàn ở đâu”, ông Hồng nói.

Mặt khác, Chi cục cũng kiến nghị UBND thành phố Hà Nội đề nghị Bộ Công thương trình Chính phủ ban hành Nghị định qui định về kiểm soát nguồn gốc xuất xứ rau lưu thông, thương mại trên thị trường.

Vì sao ăn rau muống mùa hè không sợ ngộ độc như mùa đông?

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang