Kinh doanh sách lậu có thể bị xử phạt vi phạm sở hữu trí tuệ

author 06:11 05/12/2015

(VietQ.vn) - Bạn đọc hỏi: “Trên thị trường hiện nay, sách lậu đang được bày bán tràn lan. Vậy, hành vi kinh doanh hoặc vô tình mua bán sách lậu có bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ?”

Sự kiện: SỞ HỮU TRÍ TUỆ - PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ

Trả lời:

Năm 2004, Việt Nam chính thức gia nhập công ước Bernen (về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ cho tác phẩm văn học, nghệ thuật. Không thể phủ nhận hiệu quả của công ước Bernen đã thổi một luồng gió mới thay đổi cục diện ngành xuất bản ở Việt Nam, sự chuyên nghiệp hóa và bài bản đã làm xuất hiện những nhà sách, nhà xuất bản sở hữu dòng sách cũng như đối tượng cho riêng mình.

Việt Nam đã chính thức gia nhập công ước Berne về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho tác phẩm văn học, nghệ thuật từ năm 2004

Việt Nam đã chính thức gia nhập công ước Berne về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho tác phẩm văn học, nghệ thuật từ năm 2004

Trong khi Luật sở hữu trí tuệ được áp dụng và có vai trò quan trọng trong xuất bản, việc bảo đảm thực thi luật này trong giới làm sách lại tỏ ra rất mong manh. Bằng chứng là số lượng các vụ in lậu, vi phạm tác quyền lẫn nhau vẫn không giảm, tính chất các vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng cho thấy Luật chưa chế tài được.

Trên thực tế, thời gian qua, cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm nhiều vụ in ấn, mua bán sách lậu nhưng lợi nhuận từ việc kinh doanh sách lậu như ma lực cuốn những kẻ hám lợi bất chấp luật pháp, tiếp tục vi phạm sở hữu trí tuệ, dù đã bị xử phạt nhiều lần. Thêm vào đó, vì ham rẻ và thiếu hiểu biết, nhiều người dân vẫn vô tư mua sách lậu đủ thể loại mà không biết đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Bàn về vấn đề này, ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cho biết hiện Việt Nam đã là thành viên của một số công ước, hiệp ước quốc tế về sở hữu trí tuệ và đã tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ trong các hiệp định song phương và đa phương. Do đó, ông Hùng cho rằng về cơ bản, Việt Nam đã đáp ứng quy định về quyền sở hữu trí tuệ, nhưng cũng có những quy định trong TPP hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể.

Tuy nhiên, tình trạng mua bán, kinh doanh sách lậu vẫn diễn ra và đang vi phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ

Tuy nhiên, tình trạng mua bán, kinh doanh sách lậu vẫn diễn ra và đang vi phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ

Đặc biệt, quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong TPP không dựa vào việc liệu hành vi vi phạm có cố ý hay có quy mô thương mại hay không như quy định hiện nay của Việt Nam. Liên quan đến điều này, ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ KH&CN cho biết, hiện nay tất cả các vi phạm sở hữu trí tuệ tại Việt Nam vẫn đang được xử lý bằng xử phạt hành chính. Nhưng khi tham gia TPP thì phải xử lý hình sự. Tùy theo mức độ của các hành vi vi phạm sẽ có biện pháp hành chính, cảnh cáo, phạt tù tương ứng.

Trong khi đó, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, sở hữu trí tuệ là vấn đề trọng đại khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại. Việt Nam sẽ rất khó thu hút đầu tư nước ngoài khi tham gia TPP nếu vấn đề vi phạm sở hữu trí tuệ dù lớn hay nhỏ không được xử lý nghiêm. Đây còn là bước tiến lớn để bảo vệ chính các sáng chế, phát minh, các tác phẩm văn học nghệ thuật trong nước.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đám phán TPP, việc cho phép xử lý hình sự các xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là cách tiếp cận đi xa hơn cách tiếp cận trong WTO, chỉ xử lý hình sự khi xâm phạm ở quy mô thương mại và thu lợi bất chính.

Kinh doanh sách lậu khiến các nhà xuất bản thất thoát hàng tỷ đồng vì bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Kinh doanh sách lậu khiến các nhà xuất bản thất thoát hàng tỷ đồng vì bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ 

Như vậy, sau này khi thực hiện TPP, những hành vi như xâm phạm thông tin quản lý quyền, công nghệ, xâm phạm tín hiệu vệ tinh, vào rạp phim quay camera, mua băng đĩa lậu, tiêu thụ sách lậu,… mà có gây hại cho chủ thể sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan, hay những hành vi vi phạm quyền sở hữu trị tuệ dù không thu lợi, không vì mục đích kinh doanh nhưng gây thiệt hại đáng kể cho chủ thể quyền thì vẫn có thể bị xem xét truy cứu hình sự.

Tuyết Trinh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang