Vũ khí ‘sát thủ phương tiện bay’ khiến mọi mục tiêu 'đầu hàng' vô điều kiện

author 21:00 24/11/2017

(VietQ.vn) - Tên lửa V3E A-Darter là vũ khí của Nam Phi được chế tạo từ năm 1995 có khả năng đánh chặn và diệt nhiều loại mục tiêu chính xác.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tên lửa V3E A-Darter do công ty Kentron thuộc Tập đoàn Denel Aerospace Systems của Nam Phi chế tạo từ năm 1995 với mục đích trang bị cho các máy bay tiêm kích Gripen của nước này.

Chương trình chế tạo tên lửa V3E A-Darter đã gặp nhiều khó khăn về tài chính, tuy nhiên, tên lửa này được xem như là một phương tiện bảo đảm sự độc lập cho Nam Phi, một bước đột phá về công nghệ để bảo đảm khả năng phòng thủ cho đất nước. Vì vậy, Nam Phi quyết tâm thực hiện bằng được dự án này.

Đại diện cho phía Brazil tham gia dự án này là các Công ty Mectron, Avibras và Atech, vào tháng 4/2006, Nam Phi đã ký thoả thuận với Brazil cho phép nước này tham gia hỗ trợ tài chính với số tiền 52 triệu USD để nghiên cứu và cùng chế tạo tên lửa V3E A-Darter.

Tên lửa  A-Darter của Iran. Ảnh: Bee

Tên lửa A-Darter của Iran. Ảnh: Bee

Vào tháng 2/2009, tên lửa A-Darter đã trải qua lần thử nghiệm đầu tiên. Mục đích tiến hành thử nghiệm nhằm đánh giá các đặc tính động lực học của tên lửa và hiệu quả của hệ thống dẫn đường. Theo đánh giá của các chuyên gia, kết quả của lần thử nghiệm này rất thành công và đạt được mục đích đề ra.

Việc thử nghiệm bay tên lửa có điều khiển A-Darter dự kiến bắt đầu tiến hành vào năm 2010, năm 2011 sẽ ký hợp đồng với các nhà đặt hàng (không quân Nam Phi và Brazi).

Tên lửa A-Darter được chế tạo theo sơ đồ khí động lực học thông thường, có thân hình trụ. Ở phần giữa tên lửa lắp đặt động cơ phản lực nhiên liệu rắn hai thì. Phần đuôi lắp đặt tấm lái khí động lực học, khối hệ thống điều khiển vectơ kéo của động cơ (SUVT) và máy thu đường truyền dữ liệu.

Để điều khiển tấm lái khí động lực học và bộ làm lệch SUVT sử dụng cơ cấu tự dẫn mang tính tức thời cao. SUVT bảo đảm sự cơ động cho tên lửa với sự quá tải đến 100g.

Tên lửa A-Darter có thể quay 180 độ với thời gian chưa đến 2s. Vận tốc bay tối đa của tên lửa lớn hơn 2M. Đầu đạn nổ mảnh với trọng lượng 17kg, có thể lắp đặt đầu nổ tiếp xúc hoặc phi tiếp xúc laze. Thuốc nổ được chế biến từ các hỗn hợp hexogen - hữu cơ có bổ sung nhôm (Torpex-2A). Tên lửa có điều khiển A-Darter được trang bị đầu tự dẫn quan sát nhiệt.

Trọng lượng đầu tự dẫn là 10,5kg, trường quan sát ±90°. Hệ thống xử lý hình ảnh nhận từ máy thu đầu tự dẫn nhiệt bảo đảm khả năng chống nhiễu cao trước nhiễu tự nhiên và có tổ chức. Vỏ bọc đầu tự dẫn được làm từ vật liệu chủ yếu là xaphia nhân tạo.

Hệ thống điều khiển tên lửa quán tính được chế tạo trên cơ sở module đo vi cơ khí điện SiIMU02. SiIMU02 do công ty Silicon Sensing sản xuất theo công nghệ MEMS, bảo đảm đo các tham số di chuyển góc và đường theo ba trục với sự hỗ trợ của gia tốc kế vi cơ khí và con quay hồi chuyển silic tròn VSG-3. Module có trọng lượng nhỏ hơn 210g, có khả năng chịu gia tốc đến 20000g. điện áp 5V, tiêu thụ điện năng 375W.

Vũ khí ‘vô hình’ của Mỹ có thể 'nhởn nhơ' trước mắt địch mà không bị phát hiện(VietQ.vn) - Máy bay ném bom B-21 được Mỹ thiết kế để “vô hình” trước những hệ thống radar tiên tiến nhất thế giới.

Hệ thống dẫn hướng của tên lửa A-Darter bảo đảm phóng ngoài phạm vi quan sát bằng mắt thường (chế độ BVR - "Beyond Visual Range”) với việc đánh chặn mục tiêu trên toạ độ theo mệnh lệnh chỉ thị mục tiêu từ trạm radar trên khoang của thiết bị mang, phóng trong chế độ đánh chặn mục tiêu đầu tự dẫn nhiệt treo dưới thiết bị mang, phóng trong điều kiện góc quan sát lớn hơn 90° với việc đánh chặn mục tiêu đầu tự dẫn nhiệt trên toạ độ theo mệnh lệnh chỉ thị mục tiêu trong góc quan sát ngoài phạm vi góc lệch thiết bị đo toạ độ.

Nói tới nền công nghiệp quốc phòng Nam Phi, theo nhận định của các chuyên gia quân sự, vũ khí này được đánh giá là nơi sản sinh ra các loại vũ khí có chất lượng cực tốt. 

Với một nền kinh tế mạnh mẽ đang dần nổi lên ở phía Nam Lục địa đen, cộng thêm sự hợp tác đa phương với cả các nước phương Tây lẫn những đối tác BRICS, Nam Phi đã gặt hái nhiều kết quả đáng ghi nhận trong lĩnh vực Công nghiệp quốc phòng (CNQP).

Công nghiệp quốc phòng Nam Phi hình thành những nền móng đầu tiên dưới chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid. Do áp lực chính trị mà Liên hợp quốc đã áp đặt một lệnh cấm vận vũ khí lên chế độ Apartheid vào năm 1977. Đồng thời, quân đội Nam Phi tại thời điểm đó đã can dự nhiều vào xung đột Angola, một cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ mãi tới năm 1989 mới kết thúc.

Trong bối cảnh hụt nguồn cung, CNQP Nam Phi đã có những nỗ lực vượt bậc và cho ra đời các xe bọc thép chống mìn rất hiệu quả, vũ khí dẫn đường hiện đại, công nghệ thông tin liên lạc an toàn và các sản phẩm hàng không vũ trụ như trực thăng tấn công của riêng mình.

Trong giai đoạn 1960 - 1970, Nam Phi đã duy trì được một nền CNQP tự cung tự cấp. Những ví dụ tiêu biểu cho thành quả của họ trong giai đoạn này đó là xe bọc thép chở quân APC Gasspir và xe chiến đấu bộ binh Ratel.

Các loại IFV và APC này đã thể hiện tính năng cơ động hiệu quả trên khắp các chiến trường châu Phi. Đặc biệt, chúng có hệ thống treo và khung gầm chữ V nhằm tăng khả năng kháng mìn, một trong những tính năng quan trọng khi sử dụng bộ binh cơ giới ở châu Phi vào thời điểm đó. Đến năm 1970 - 1980, Nam Phi sản xuất được rất nhiều phần cứng vũ khí cho các quốc gia khác trên thế giới.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang