Thói quen uống bia rượu có thể gây nguy hiểm tính mạng
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,1% năm 2024
Chuyển đổi xanh: Hướng đi tất yếu để phát triển bền vững khu vực Duyên hải miền Trung
Mạo danh cơ quan thuế yêu cầu cài phầm mềm giả mạo chiếm đoạt tiền trong tài khoản
Uống rượu bia quá nhanh
Theo đó, uống rượu bia quá nhanh và nhiều khiến cơ thể không kịp xử lý, dẫn đến tình trạng quá liều hoặc ngộ độc rượu. Theo Viện Quốc gia về Lạm dụng rượu và Nghiện rượu Mỹ, nồng độ cồn trong máu quá cao có thể làm ngừng hoạt động các vùng não kiểm soát chức năng sống cơ bản như thở, nhịp tim và thân nhiệt.
Điều này có thể dẫn đến lú lẫn, nôn mửa, co giật, khó thở, nhịp tim chậm và trong trường hợp nghiêm trọng, tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong. Uống rượu quá nhanh được định nghĩa là khi phụ nữ uống 4 đơn vị cồn hoặc nam giới uống 5 đơn vị cồn trong vòng 2 giờ. Để hình dung, 1 đơn vị cồn tương đương với 10g cồn, ứng với 200ml bia (5%), 75ml rượu vang (13,5%) hoặc 25ml rượu mạnh (40%).
Uống rượu bia sát giờ đi ngủ
Uống rượu sát giờ đi ngủ có thể khiến bạn buồn ngủ nhanh chóng, nhưng sẽ gây rối loạn về giấc ngủ sau đó. Ban đầu, rượu có thể giúp tăng cường mức adenosine trong não, dẫn đến buồn ngủ, nhưng sẽ làm giấc ngủ bị gián đoạn và không sâu. Bạn có thể ngáy nhiều hơn, thậm chí ngưng thở khi ngủ, tỉnh giấc giữa đêm, đổ mồ hôi, đau đầu hoặc gặp ác mộng.
Lý do là khi uống quá nhiều rượu hoặc uống nhanh, mức melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ có thể bị thay đổi trong vòng một tuần sau đó. Để có giấc ngủ tốt, nên tránh uống rượu ít nhất 4 giờ trước khi đi ngủ.
Uống bia, rượu cùng lúc
Thành phần cồn trong bia thấp nhưng nước và carbon nhiều nên độ thẩm thấu của bia rất cao. Uống bia chung với rượu, đặc biệt là rượu mạnh sẽ làm gia tăng lượng cồn của bia, gây kích thích quá độ ở dạ dày và đường ruột, dễ gây rối loạn chức năng tiêu hóa, làm tổn thương dạ dày, hành tá tràng cấp, triệu trứng đau đầu, nôn mửa sẽ xuất hiện nhanh chóng.
Đi tắm ngay sau khi uống bia, rượu
Tắm bằng nước nóng hay nước lạnh đều không thích hợp sau khi uống rượu, bia. Tắm nước nóng sẽ khiến nhiệt độ tập trung trong cơ thể không tản ra được, làm cho tình trạng say trở nên nghiêm trọng hơn, gây buồn nôn, chóng mặt, choáng váng.
Tắm nước lạnh không những không giúp tỉnh rượu mà còn khiến cho gan không kịp bổ sung lượng đường gluco tiêu hao trong máu, cộng thêm sự kích thích của nước lạnh sẽ khiến các huyết quản co lại, có thể dẫn đến vỡ mạnh máu, cảm lạnh,… thậm chí dẫn đến hôn mê và đột quỵ.
Ngoài những tác hại của rượu bia dễ nhận thấy sau khi uống như: Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi… rượu bia còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể và gây ra các vấn đề xã hội như mất trật tự an toàn xã hội, mất an toàn giao thông…
Theo các Bác sĩ Bệnh viện Lạc Việt, quá trình chuyển hóa này khiến gan liên tục chịu tác động từ các chất độc tố có trong rượu. Khi tình trạng này kéo dài và diễn ra liên tục khiến chức năng gan suy giảm nghiêm trọng. Rượu là tác nhân gây các bệnh: Viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ… thậm chí là ung thư gan.
Bên cạnh đó, rượu gây ra thiếu Vitamin B1, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, phù, tím tái, giảm khả năng gắng sức… dần dần dẫn tới suy tim. Nhiễm độc rượu dẫn tới viêm cơ tim cấp, gây nguy cơ tử vong cao.
Ngoài ra, rượu còn gây rối loạn nhịp nhĩ hay nhịp thất, nhất là nhịp nhanh kịch phát ở những người bình thường. Các nguy cơ đột quỵ, mất ngủ, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim… cũng cao hơn so với người không có thói quen uống rượu bia. Uống rượu bia liên tục có thể khiến tế bào bạch cầu bị “ảnh hưởng”, làm giảm sức đề kháng, hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó, người nghiện rượu thường dễ mắc bệnh hơn, ví dụ bệnh liên quan đến hệ hô hấp như bệnh lao… Với cả nam và nữ, rượu bia gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản.
Bộ Y tế khuyến cáo nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, phòng chống nguy cơ bệnh tật và tai nạn nguy hiểm, người dân không lạm dụng rượu bia, tức là không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần. Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai (lon) bia 330 ml; 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml; hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml.
Đối với người uống rượu bia trong dịp Tết cổ truyền hoặc lễ hội cần cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống; nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc; phải uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Người đã sử dụng rượu bia tuyệt đối không điều khiển phương tiện cơ giới; không nên tham gia vào hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn.
Thanh Hiền (t/h)