Tiếng nói của nhà khoa học sẽ được coi trọng hơn

author 10:12 30/12/2013

(VietQ.vn) - Với 6/9 thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước phải là nhà khoa học, PGS.TS Lê Xuân Cảnh cho rằng, tiếng nói của những người làm nghiên cứu sẽ được coi trọng hơn.

Bộ KHCN đang dự thảo Thông tư Hướng dẫn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia.

Lê Xuân Cảnh

PGS.TS Lê Xuân Cảnh

Theo đó, cơ cấu Hội đồng đánh giá, nghiệm thu có 09 thành viên bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên hội đồng, trong đó: 06 thành viên là chuyên gia KHCN; 03 thành viên là chuyên gia đại diện cho cơ quan phê duyệt nhiệm vụ, tổ chức có khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu, cơ quan tài chính, cơ quan đề xuất đặt hàng.

Trao đổi với Chất lượng Việt Nam, PGS.TS Lê Xuân Cảnh, viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, người từng tham gia đánh giá dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, cho rằng, việc quy định như vậy đã đề cao hơn tiếng nói của nhà khoa học.

"Nghe nhà khoa học chỉ có tốt cho sự nghiệp chung" - vị Viện trưởng này khẳng định.

Theo ông, trước kia, trong Hội đồng có thành phần các nhà quản lý, là những người có tiếng nói quyết định, "lấn át" các nhà khoa học. Nhưng nếu Thông tư này ra đời, tiếng nói của các nhà khoa học sẽ lớn hơn trước.

PGS.TS Lê Xuân Cảnh cũng lưu ý, những người trong Hội đồng phải có trình độ Tiến sĩ, có kinh nghiệm 3 năm trở lên mới có hiểu biết sâu và rộng về khoa học.

Thu Hà

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang