Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay ngày 2/12

author 06:46 02/12/2014

(VietQ.vn) – Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay ngày 2/12 đề cập đến các sự kiện như Học sinh đảo Phú Quốc bảo vệ loài bò biển quý hiếm, Phát hiện bốn loài hoa trà mới ở Việt Nam, Tranh khảm tuyệt đẹp trong lòng thành phố cổ và Áp dụng công nghệ gọi món ăn bằng ánh mắt.

Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay ngày 2/12 trong nước

Học sinh đảo Phú Quốc bảo vệ loài bò biển quý hiếm

Theo tin khoa học công nghệ trong nước mới nhất 2/12, hôm qua, 300 học sinh cùng hàng trăm cán bộ lãnh đạo ban ngành, giáo viên, công chúng và khách du lịch ở đảo Phú Quốc đã tham gia ngày hội bảo vệ loài Dugong sắp tuyệt chủng tại thị trấn Dương Đông. Sự kiện nhằm kêu gọi cộng đồng bảo vệ Dugong, loài động vật biển quý hiếm sắp tuyệt chủng tại Việt Nam.

Để hưởng ứng sự kiện ngày, những người tham gia đã diễu hành từ Nhà văn hóa Phú Quốc, sau đó đi qua một số tuyến phố, đến Dinh Cậu – điểm du lịch nổi tiếng của Phú Quốc và trở về lại Nhà văn hóa. Sau đó, các học sinh và lãnh đạo tham gia hội thi diễn kịch với nội dung kêu gọi mọi người cùng bảo vệ các loài động vật biển quý hiếm.

 

Học sinh đảo Phú Quốc bảo vệ loài bò biển quý hiếm là tin khoa học công nghệ trong nước mới nhất hôm nay

 

Học sinh đảo Phú Quốc bảo vệ loài bò biển quý hiếm là tin khoa học công nghệ trong nước mới nhất hôm nay. Ảnh WAR

Dugong hay còn gọi là Bò biển, Cá cúi (Dugong dugon) là loài động vật có vú lớn, sống ở biển. Dugong trưởng thành có thể dài ba mét và nặng khoảng 450 kg. Chúng ăn cỏ biển và các loài thực vật biển khác. Do di chuyển chậm chạp và thân hình to lớn, loài này thường dễ bị mắc vào lưới đánh cá của ngư dân. Dugong cũng bị săn bắt ráo riết lấy thịt, da làm thức ăn và răng làm thuốc chữa bệnh hoặc đồ trang sức.

Dugong đang bị đe doạ tuyệt chủng ở mức Cực kỳ nguy cấp (CR), theo Sách Đỏ Việt Nam. Loài này cũng được Sách đỏ Thế giới (IUCN) xếp vào loài sắp nguy cấp. Dugong chỉ còn lại không quá 100 con tại hai vùng biển của Việt Nam là Phú Quốc và Côn Đảo (theo WWF, 2013).

Phát hiện bốn loài hoa trà mới ở Việt Nam

Mới đây, các nhà khoa học Viện sinh thái học miền Nam vừa công bố bốn loài hoa trà (Theaceae) mới là Camellia duyana; C. ligustrina; C. bugiamapensis và Camellia capitata ở những cánh rừng sâu trên cao nguyên Lang Biang, khu vực nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Sau khi phân tích và giải phẫu, nhóm khoa học nhận thấy các mẫu mới này có đặc điểm rất khác biệt so với những loài Camellia đã biết từ trước đến nay.

Loài đầu tiên có tên khoa học Camellia bugiamapensis Orel, Curry, Luu & Q.D. Chúng là dạng cây bụi gỗ nhỏ đến nhỡ lâu năm, phân cành thưa thớt, cao đến 7 m, đường kính gốc thân cây to đến 20 cm. Chúng thường phân bố cách đường biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng một km, trong phạm vi của Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Loài này phát triển trong rừng kín mưa ẩm nhiệt đới đất thấp liền kề hệ thống sông suối. Hiện số cá thể trưởng thành của loài ước chỉ còn khoảng 50.

Camellia duyana Orel, Curry & Luu, sp. nov. Đây là loại cây gỗ nhỡ lâu năm, phân cành mạnh, cao từ 12 đến 15 m, đường kính gốc thân cây đo được có thể đến 50 cm. Cuống hoa của loài dài tới hai cm, rộng 4-5 mm. Hoa của loài có đường kính từ 6,5 - 7,5 cm, màu trắng hơi đục mờ. Camellia duyana phân bố hẹp dưới sườn của một ngọn núi vô danh trên cao nguyên Đà Lạt và hoàn toàn không nằm trong phạm vi bảo vệ của khu bảo tồn hay Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà. Loài này mọc xen lẫn với các loài cây khác trong điều kiện thiếu ánh sáng của thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới và dường như thích hợp trên vùng đất nghèo dinh dưỡng, ẩm ướt, mà thoát nước tốt. Các nhà khoa học kiến nghị nên đưa loài này vào danh sách những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng mức độ cực kỳ nguy cấp.

 

Tin khoa học công nghệ trong nước hôm nay ngày 2/12: Phát hiện bốn loài hoa trà mới ở Việt Nam

 

Tin khoa học công nghệ trong nước hôm nay ngày 2/12: Phát hiện bốn loài hoa trà mới ở Việt Nam

 

Tin khoa học công nghệ trong nước hôm nay ngày 2/12: Phát hiện bốn loài hoa trà mới ở Việt Nam. Ảnh sie.vast.ac

Camellia ligustrina Orel, Curry & Luu, sp. nov là loài mới thứ ba vừa được giới khoa học công bố. Chúng là cây bụi gỗ nhỏ đến nhỡ lâu năm cao từ 4 đến 6 m, đường kính gốc thân cây to đến 25 cm. Lá của loài đang phát triển có màu xanh nhạt. Camellia lingustrina  phân bố trong phạm vi hẹp thuộc cao nguyên Lang Biang, Lâm Đồng. Loài phát triển trong điều kiện thiếu ánh sánh của rừng kín mưa ẩm nhiệt đới đặc trưng của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, thích hợp trên vùng đất nghèo dinh dưỡng, ẩm ướt, thoát nước tốt. Hiện số cá thể trưởng thành của loài này chỉ khoảng 50.

Camellia capitata Orel, Curry & Luu, sp. nov. là dạng cây bụi gỗ nhỏ đến nhỡ lâu năm, phân cành thưa thớt, cao đến 5 m. Chúng được tìm thấy tại thôn 4, xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng, nơi chỉ có người Mạ bản địa cư trú. Loài mới mọc thành từng đám nhỏ hoặc cây đơn độc phát triển trong rừng mưa ẩm, kín thường xanh hỗn giao tre nứa mưa, trên nền đất ẩm thoát nước nhanh và thiếu ánh sáng. Mặc dù có nhiều nghiên cứu về thực vật trong khu vực này, nhưng số lượng mẫu thu được rất hạn chế, chỉ có ba cá thể trưởng thành của loài mới được ghi nhận.

Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay ngày 2/12 thế giới  

Tranh khảm tuyệt đẹp trong lòng thành phố cổ

Thành phố Zeugma tuy nằm giữa các nền văn hóa lớn khác nhau nhưng không nền văn hóa nào hoàn toàn chinh phục được nó. Zeugma nổi tiếng về nghệ thuật kiến trúc, kéo dài nhiều thế kỷ và đưa ra một cái nhìn rất hay về sự pha trộn nền văn minh Hy Lạp và La Mã trên biên giới Euphrates.

Những bức tranh khảm từ lâu đã được nhận biết về nét tinh tế và vẻ đẹp của nó, một trong những bức tranh nổi tiếng nhất là Gypsy Girl. Theo thông tin khoa học công nghệ cập nhật hôm nay, một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế được giáo sư Kutalmis Görkay của Đại học Ankara chỉ huy đã khai quật được ba bức tranh khảm thủy tinh khá nguyên vẹn, tuyệt đẹp và được bảo quản tốt dù đã 2.200 năm tuổi tại thành phố cổ Zeugma, Thổ Nhĩ Kỳ. Hình ở chính giữa bức tranh là nữ thần Muse Calliope, người khởi nguồn cảm hứng của văn học, khoa học và nghệ thuật.

 

Phát hiện bức tranh khảm thủy tinh tuyệt đẹp trong lòng thành phố cổ là tin khoa học công nghệ thế giới ấn tượng hôm nay

 

Phát hiện bức tranh khảm thủy tinh tuyệt đẹp trong lòng thành phố cổ là tin khoa học công nghệ thế giới ấn tượng hôm nay. Ảnh Ankara University

Tranh khảm thứ hai mô tả Ocean, hiện thân của vị thần biển. Trong tranh còn có hình em gái Ocean là Tethys. Bức tranh thứ ba bé hơn mô tả một người đàn ông. Trang Sci-News dẫn lời các nhà nghiên cứu cho biết cả ba bức tranh này đều được ghép bằng thủy tinh màu để làm nền cho tòa nhà mà các nhà khảo cổ đã mệnh danh là House of Muses.

Gọi món ăn bằng ánh mắt

Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh Pizza Hut đang áp dụng công nghệ theo dõi mắt (eye-tracking) do hãng Tobii Technology (Thuỵ Điển) xây dựng và phát triển và tiến hành chạy thử nghiệm ở một số nhà hàng của mình. Theo đó, thay vì phải lựa chọn món ăn bằng cách cầm thực đơn rồi kêu phục vụ ghi lại, thực khách chỉ cần cầm một chiếc tablet và dùng đôi mắt của chính mình để lựa chọn món ăn yêu thích.

Về cơ bản, công nghệ này có nhiệm vụ tính toán vị trí của ánh mắt với độ chính xác cao bằng cách sử dụng công nghệ cảm biến hình ảnh (image sensor) và "đoán" được người đang nhìn muốn điều gì qua cách theo dõi ánh mắt của họ.

 

Thực khách có thể lựa chọn các nguyên liệu món ăn chỉ bằng cách nhìn trên tablet

 

Thực khách có thể lựa chọn các nguyên liệu món ăn chỉ bằng cách nhìn trên tablet. Ảnh chụp YouTube

Với việc áp dụng công nghệ theo dõi ánh mắt, Pizza Hut chỉ cần đưa một chiếc tablet cho thực khách mà trên đó thể hiện rõ chi tiết thực đơn gồm những món gì, thực khách chỉ cần quan sát và chọn món ăn một cách nhanh chóng, sau đó hệ thống ghi nhận trên tablet sẽ có nhiệm vụ báo lại cho nhà bếp rằng thực khách đã chọn món ăn nào.

Pizza Hut cho biết, theo thống kê ban đầu, độ chính xác khi thực khách chọn món ăn bằng phương pháp theo dõi ánh mắt chính xác tới 98% và tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho nhân viên phục vụ.

Nguyễn Dung (Tổng hợp)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang