Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay ngày 1/12

author 06:51 01/12/2014

(VietQ.vn) – Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay ngày 1/12 đề cập đến các sự kiện gồm Việt Nam và Nhật Bản hợp tác phát triển công nghệ điều trị ung thư, Hải Phòng đổi mới công nghệ trong lĩnh vực dệt may, da giày, Mỹ chế thành công thuốc giúp lính bị thương "ngủ đông" và Đức giới thiệu máy biến nước thành nhiên liệu.

Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay ngày 1/12 trong nước

Việt Nam và Nhật Bản hợp tác phát triển công nghệ điều trị ung thư 

Ngày 24/11/2014 vừa qua, tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka đã diễn ra lễ Ký kết hợp tác Nghiên cứu và chuyển giao và phát triển công nghệ tế bào trị liệu trong ung thư giữa Đại học Y Hà Nội và Tập đoàn Grandsoul Nara. Đây là công nghệ hoàn toàn mới trên thế giới dựa trên nguyên tắc phân lập, nuôi cấy và biệt hóa các dòng tế bào miễn dịch của bệnh nhân thành những dòng tế bào đặc hiệu với từng loại ung thư để điều trị tự thân. Liệu pháp điều trị mới mẻ này thực sự là niềm hy vọng cho các bệnh nhân ung thư ở Việt Nam.

Tới dự Lễ ký kết hợp tác có Đại diện Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Đại diện trường Đại học Y Hà Nội, Tập đoàn Grandsoul Nara và đông đảo nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại Nhật Bản trong cùng chuyên ngành với dự án hợp tác.

Phát biểu tại lễ ký kết, Giáo sư Tạ Thành Văn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với phía Nhật Bản trong việc nghiên cứu và chuyển giao và phát triển phương pháp điều trị ung thư mới bằng tế bào miễn dịch. Đồng thời Giáo sư cũng khẳng định năng lực và thế mạnh của Nhà trường về đội ngũ cán bộ khoa học và cơ sở vật chất trong lĩnh vực công nghệ cao này. Đây là kết quả sau hai năm trao đổi chuyên môn giữa các chuyên gia của hai bên với sự ủng hộ và hỗ trợ mạnh mẽ của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Bộ Khoa học và Công nghệ, và Bộ Y tế từ những ngày đầu tiên. Phía Trường Đại học Y cam kết sẽ nỗ lực hết sức cùng với Tập đoàn Grandsoul Nara sớm triển khai dự án hiệu quả, phục vụ cho cộng đồng đặc biệt là các bệnh nhân ung thư tại Việt Nam.

 

Theo thông tin khoa học và công nghệ trong nước mới nhất 1/12, trường Đại học Y Hà Nội và Tập đoàn Grandsoul Nara đã hợp tác phát triển công nghệ tế bào trị liệu trong ung thư

 

Theo thông tin khoa học và công nghệ trong nước mới nhất 1/12, trường Đại học Y Hà Nội và Tập đoàn Grandsoul Nara đã hợp tác phát triển công nghệ tế bào trị liệu trong ung thư. Ảnh Bộ Khoa học và Công nghệ

Dự án này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao dịch vụ y tế, điều trị ung thư và đào tạo đội ngũ nhân lực khoa học bậc cao cho phía Việt Nam. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam, ông Trần Đức Bình đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục triển khai hợp tác hơn nữa để dự án đạt hiệu cao nhất và mong muốn sẽ có có thêm nhiều hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa hai nước trong tương lai.

Về phía Tập đoàn Grandsoul Nara ông Chủ tịch Takahiro Tsujimura cảm ơn Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka đã làm cầu nối để liệu pháp điều trị ung thư mà tập đoàn Grandsoul Nara đang áp dụng điều trị rất có hiệu quả tại Nhật Bản có thể đến với các bệnh nhân Việt Nam. Phía Grandsoul Nara cam kết sẽ nỗ lực hết sức, hợp tác hiệu quả với Đại học Y Hà Nội trong nghiên cứu, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ tế bào trị liệu cho Việt Nam.

Hải Phòng đổi mới công nghệ trong lĩnh vực dệt may, da giày

Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng vừa tổ chức hội thảo “Giải pháp đổi mới công nghệ trong lĩnh vực dệt may, da giày”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở KH&CN; đại diện các phòng, đơn vị thuộc Sở cùng một số sở, ngành hữu quan; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực dệt may, da giày trên địa bàn thành phố.

 

Hải Phòng đổi mới công nghệ dệt may, da giày là thông tin khoa học công nghệ trong nước mới nhất ngày 1/12

 

Hải Phòng đổi mới công nghệ dệt may, da giày là thông tin khoa học công nghệ trong nước mới nhất ngày 1/12. Ảnh Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tại hội thảo, các đại biểu được giới thiệu về vấn đề đổi mới công nghệ trong lĩnh vực dệt may và da giày; giải pháp tiết kiệm điện chiếu sáng bằng đèn led công nghiệp cho các xưởng may; áp dụng hệ thống giám sát trạng thái cảnh báo dây chuyền may; giới thiệu Viện Dệt may, Da giày và Thời trang Việt Nam; xây dựng hệ thống cỡ số quần áo và chế tạo bộ ma-nơ-canh chuẩn kích thước cơ thể trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học trong thiết kế công nghiệp may và phần mềm thiết kế phom giày.

Phó Giám đốc Sở KH&CN Bùi Xuân Tuấn cho biết, việc đổi mới công nghệ trong lĩnh vực dệt mày, da giày là vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải tính đến và cần có chiến lược cụ thể nhằm giảm chi phí sản xuất; giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đầu ra, từ đó thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển.

Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay ngày 1/12 thế giới

Mỹ chế thành công thuốc giúp lính bị thương "ngủ đông"

Theo tin khoa học công nghệ thế giới mới nhất hôm nay, Nhà chức trách Mỹ tiết lộ, Bộ Chỉ huy các hoạt động đặc nhiệm Mỹ (SOCOM) đang tài trợ 550.000 USD cho các nhà khoa học Australia phát triển một loại thuốc đặc biệt mới giúp các binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm của nước này nếu bị thương trên chiến trường vào trạng thái "ngủ đông" như gấu Bắc cực cho tới khi họ được chuyển tới nơi an toàn. Biệt dược này có thể đưa con người vào trạng thái "chờ đợi sinh tồn" đủ thấp để giảm sự mất máu, nhưng đủ cao để ngăn chặn tổn thương não.

Việc điều trị nhắm tới giai đoạn mà các bác sĩ phẫu thuật quân y gọi là "10 phút bạch kim" sau khi binh sĩ bị thương. Ông Dobson nói, khái niệm "giờ vàng" được biết tới nhiều hơn, là vô nghĩa trong các môi trường quân sự ở tiền tuyến xa xôi.

 

Tin khoa học công nghệ thế giới mới nhất hôm nay là Mỹ chế thành công thuốc giúp lính bị thương 'ngủ đông'

 

Tin khoa học công nghệ thế giới mới nhất hôm nay là Mỹ chế thành công thuốc giúp lính bị thương "ngủ đông". Ảnh minh họa Getty Images 

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Dobson đang phát triển phương pháp chữa trị gồm 2 giai đoạn. Phát tiêm đâu tiên sẽ cứu người bị thương trong vài phút đầu tiên bị xuất huyết và chấn thương đầu nghiêm trọng. Phát tiêm thứ hai được sáng chế để ổn định tình hình của họ trong khoảng thời gian dài hơn trước khi di tản tới nơi an toàn.

Theo ông Dobson, chất dịch có thể được tiêm nhanh chóng vào máu hoặc tủy xương, và nó cũng sẽ làm giảm sự viêm nhiễm, rối loạn đông máu và sự tiêu thụ năng lượng của toàn bộ cơ thể. SOCOM của Mỹ đã tài trợ cho dự án phát triển phương thuốc này vì những tiến triển mà nhóm nghiên cứu đã đạt được trong 7 năm qua.

Chuyên gia Dobson tiết lộ cho biết, các lợi ích của loại biệt dược này sẽ không chỉ giới hạn với lính biệt kích và binh sĩ đặc nhiệm của Mỹ mà sẽ tự động lan tới cả các đơn vị đặc nhiệm khác của phương Tây bởi dự án của họ có liên quan đến thuốc dùng trước khi nhập viện và vận chuyển y tế bằng đường không ở nhiều vùng trên khắp thế giới.

Đức giới thiệu máy biến nước thành nhiên liệu 

Mới đây, công ty công nghệ của Đức lần đầu tiên giới thiệu thiết bị chuyển đổi nước và carbon dioxide thành một dạng nhiên liệu lỏng. Chiếc máy là sản phẩm của công ty công nghệ Sunfire GmbH, hoạt động theo quy trình tổng hợp Fischer-Tropsch nhằm chuyển carbon monoxide và hydro thành hydrocarbon dạng lỏng.

Ban đầu, nước được chuyển đổi sang dạng hơi nước song song với quá trình tách oxy và hydro. Hydro sau đó được sử dụng để chuyển hóa carbon dioxide (CO2) thành carbon monoxide (CO). Ở giai đoạn này, CO sẽ kết hợp với hydro để tạo thành hydrocarbon lỏng. Nó có thể trở thành nhiên liệu sử dụng thay thế khí gas, dầu diesel và nhiên liệu dùng cho máy bay, vốn được tạo ra từ dầu mỏ như hiện nay.

 

Đức giới thiệu máy chuyển đổi nhiên liệu từ nước và carbon dioxide

 

Đức giới thiệu máy chuyển đổi nhiên liệu từ nước và carbon dioxide. Ảnh Sunfire GmbH

Công ty Sunfire cho biết, hiệu suất năng lượng của toàn bộ quá trình này ở thời điểm hiện tại là 70%, một con số khả quan hơn so với các loại động cơ sử dụng xăng hay dầu diesel thông thường. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là cần có một lượng điện năng lớn để chuyển đổi nước thành hơi nước.

Theo Gizmodo, trung bình mỗi ngày, một chiếc máy chuyển đổi có thể xử lý 3,2 tấn CO2 để tạo ra một thùng nhiên liệu. Do đó, để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiên liệu của thế giới hiện nay, các nhà khoa học ước tính cần có rất nhiều máy móc, thiết bị và chi phí.

Nguyễn Dung (Tổng hợp)


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang