Tình hình Biển Đông ngày 18/10: Chuyên gia Nga dự đoán bước đi tiếp theo của Trung Quốc ở Biển Đông

author 07:30 18/10/2014

(VietQ.vn) - Chuyên gia Nga nhận định Trung Quốc sẽ còn nhiều chiêu trò để có thể độc chiếm Biển Đông sau nước cờ cải tạo đất với mục tiêu "đảo nhỏ là lô cốt, đảo lớn là trận địa".

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Những tin tức mới nhất trên báo chí cho hay, Trung Quốc đã xây dựng 7 đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), trong đó có 5 đảo do Tập Cận Bình trực tiếp phê duyệt với mục tiêu "đảo nhỏ lô cốt hóa, đảo lớn trận địa hóa". Để phục vụ kế hoạch này, Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc cuối tháng 9 đã thị sát trái phép 1 tuần các đảo này, một động thái mà truyền thông nước này gọi là "chưa từng có tiền lệ".

Tình hình Biển Đông ngày 18/10: Căn cứ Trung Quốc xây dựng ở Gạc Ma sẽ uy hiếp Việt Nam đầu tiên?

Tình hình Biển Đông ngày 18/10: Căn cứ Trung Quốc xây dựng ở Gạc Ma sẽ uy hiếp Việt Nam đầu tiên? Ảnh minh họa

Trả lời phỏng vấn trên báo chí, Hoàng Đông, Hội trưởng Hội quân sự học quốc tế Ma Cao, Trung Quốc cho rằng Việt Nam và Philippines sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên bị Trung Quốc uy hiếp khi đã xây xong căn cứ quân sự (phi pháp) ở Gạc Ma và các bãi đá nhân tạo khác, sau đó mới đến Đài Loan vì quan hệ hai bờ eo biển hiện không có vấn đề gì. Nhưng một khi Dân tiến đảng đối lập nắm quyền ở Đài Loan thì hoạt động cung cấp hậu cần cho đảo Ba Bình sẽ bị Bắc Kinh uy hiếp nghiêm trọng.

Về ý đồ của Bắc Kinh khi xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, Hoàng Đông khẳng định từ những hình ảnh được công bố gần đây về diện tích cũng như vị trí của các đảo nhân tạo thì chắc chắn nó sẽ trở thành căn cứ quân sự của Trung Quốc. Cũng theo lời ông Đông, Mỹ cũng tỏ ra đặc biệt quan tâm đến động thái này bởi một khi Trung Quốc có căn cứ quân sự mạnh ở Trường Sa thì hoạt động của hạm đội 7 Thái Bình Dương khi ra vào Biển Đông từ Malacca sẽ nằm trong tầm kiểm soát của radar Trung Quốc.

Bình luận về điều này, chuyên gia Dmitry Evstafiov (Nga) nhận xét, hiện thời chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ tình hình xung quanh quần đảo Hoàng Sa sẽ chuyển sang quĩ đạo thuần túy vũ lực. Dù đang phát triển nhanh nhưng Trung Quốc ngày nay vẫn không đủ khả năng để đồng thời xoay xở đối phó trong hai tình huống gắn với tranh chấp lãnh thổ. Không thể phủ nhận rằng Bắc Kinh đang trong tranh chấp với Nhật Bản (đồng minh của Mỹ) trên biển Hoa Đông xung quanh quần đảo Điếu Ngư (tiếng Nhật là Senkaku). 

Tình hình Biển Đông ngày 18/10: Học giả Nga cảnh báo bước đi tiếp theo của Trung Quốc ở Biển Đông

Tình hình Biển Đông ngày 18/10: Học giả Nga cảnh báo bước đi tiếp theo của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh minh họa

Theo quan điểm của Giáo sư Dmitry Evstafiov, cả hai tình huống tranh chấp sẽ duy trì ở trạng thái âm ỉ. Tình hình biển Đông sẽ căng thẳng nhất khi dư luận quốc tế phản đối kịch liệt việc một bên trắng trợn phô trương hiện diện kinh tế trong vùng biển tranh chấp, chẳng hạn như giàn khoan dầu Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt (bất hợp pháp) trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam hồi tháng 5 đến tháng 7. 

Bên cạnh đó, giới phân tích quân sự nhận định, hẳn là chuyện với đường băng không chỉ hạn chế ở đó. Việc xây dựng vẫn tiếp diễn trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), trong đó có cả xây dựng cầu cảng dành cho tàu chiến và những chủ thể khác. Mọi dấu hiệu đều cho thấy rằng Trung Quốc có thể biến Phú Lâm thành một quần thể căn cứ hỗn hợp không quân và hải quân trên biển Đông.

Trước đó, các phương tiện truyền thông Trung Quốc và nước ngoài đã đưa tin về việc Bắc Kinh lên kế hoạch xây dựng căn cứ ở khu vực nhóm ba rạn đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Rõ ràng là, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã triển khai số lượng lớn hoạt động bồi tạo (phi pháp) trong khu vực rạn san hô cách bờ biển Việt Nam 250 dặm mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Tư lệnh Hải quân Trung Quốc thị sát trái phép đảo nhân tạo ở Biển Đông

Trung Quốc âm mưu xây dựng vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông. Ảnh minh họa

Được biết, kích thước của đảo nhân tạo ít nhất cũng sẽ gấp hai lần kích thước căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương. Trong tương lai, khu vực này sẽ xuất hiện sân bay quân sự Trung Quốc với đầy đủ chức năng. Việc thực thi đề án sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc có cơ hội mở rộng qui mô vùng nhận dạng phòng không khu vực Biển Đông mà việc tạo lập một vùng tương tự trong không gian phía trên Biển Đông (tức biển Hoa Đông) thì Bắc Kinh đã công bố từ tháng 11 năm ngoái.

Minh Thùy

(tổng hợp từ Người Đưa Tin, Giáo Dục)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang