Tung tin đồn có ma cà rồng, 2 thanh niên ở Sơn La sẽ bị xử phạt thế nào?

author 15:52 22/03/2017

(VietQ.vn) - 2 thanh niên ở Sơn La tung tin đồn có ma cà rồng đã khiến nhiều người hoảng sợ và có khoảng 20 học sinh nghỉ học. Vậy hành vi của 2 thanh niên này sẽ bị xử phạt thế nào?

Sự kiện: Tư vấn pháp luật vietq

Độc giả Nguyễn Trung (Lóng Sập, Sơn La): Trước đó, báo chí đã đưa tin về vụ việc 2 nam thanh niên là Lò Văn P., 18 tuổi và Trần Duy Q. đã đưa lên Facebook những thông về "ma cà rồng". Những thông tin thất thiệt này khiến nhiều người hoảng sợ, đã có khoảng 20 học sinh nghỉ học vì lo sợ bị "ma cà rồng" bắt. Vậy tôi xin hỏi hành vi tung tin đồn mê tín dị đoan bị xử phạt thế nào?

Tung tin đồn có ma cà rồng, 2 thanh niên ở Sơn La sẽ bị xử phạt thế nào?

Thanh niên tung tin đồn có ma cà rồng khiến nhiều người hoảng sợ. Ảnh: Công an nhân dân 

Trả lời:

Tung tin đồn mê tín dị đoan là một hình thức tuyên truyền mê tín dị đoan, tùy vào hậu quả xảy ra trên thực tế mà hành vi trên có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.

- Xử lý vi phạm hành chính:

Điểm a Khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi”.

Ngoài ra, Nếu có sự thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này thì người có hành vi vi phạm phải nộp lại toàn bộ số tiền đó cho cơ quan nhà nước.

Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử lý thế nào?(VietQ.vn) - Nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm thì sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí có thể bị chịu trách nhiệm hình sự.

- Xử lý hình sự:

Điều 247 Bộ Luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung quy định về Tội hành nghề mê tín dị đoan, theo đó, một người có hành vi tung tin đồn mê tín dị đoan có thể phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

“1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích  mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu  tháng đến ba năm.

2. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.

Luật sư Trịnh Anh Dũng

Văn phòng Luật sư Trịnh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang