TWI đào tạo nhận thức, hướng dẫn kĩ năng quản lý và sự thay đổi từ Nhà máy may Hòa Thọ-Quảng Ngãi

author 06:46 28/05/2020

(VietQ.vn) - Phương châm của TWI “nếu người lao động không biết cách thực hiện, đó là bởi không có ai hướng dẫn”.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

TWI là chương trình được quân đội Mỹ phát triển từ đại chiến thế giới thứ hai. Nhưng ít ai biết rằng TWI đã trở thành bí quyết thành công của nền công nghiệp Nhật Bản và vượt xa Mỹ khi Mỹ đưa TWI vào Nhật để khôi phục nền kinh tế hậu chiến và được nhân rộng ra toàn thế giới.

Tại Việt Nam, TWI chính thức được phổ biến rộng rãi vào tháng 1 năm 2013 và đang nỗ lực tuyên truyền, phố biến phương pháp này tới các doanh nghiệp. TWI là viết tắt của Training Within Industry có nghĩa là Đào tạo tại doanh nghiệp với 3 chương trình đào tạo kỹ năng thiết yếu cho các cấp Giám sát bao gồm: Kỹ năng Chỉ dẫn việc (JIT), Kỹ năng Quan hệ công việc (JMT), Kỹ năng Cải tiến phương pháp làm việc (JRT).

Lãnh đạo nhà máy may Hòa Thọ - Quảng Ngãi tin rằng, thông qua đào tạo ba chương trình JIT, JMT và JRT của TWI một cách có hệ thống cho toàn thể các cấp quản lý nhân viên sản xuất và nhân viên phục vụ khách hàng, chất lượng sẽ được xây dựng vào sản phẩm/dịch vụ, các rủi ro về an toàn và môi trường sẽ được ngăn ngừa, các bí quyết tiết kiệm nguồn lực sẽ được thực hiện để mang lại năng suất lớn nhất cho tài sản của tổ chức trong khi thỏa mãn được mong đợi của khách hàng.

Chuyên gia đào tạo nhận thức, hướng dẫn kĩ năng quản lý tại Nhà máy may Hòa Thọ, Quảng Ngãi.

Đáp ứng mong đợi của khách hàng, Trung tâm SMEDEC 2 đã cùng doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề về sản lượng, chất lượng, chi phí, tay nghề nhân viên, xử lý xung đột, đồng thời khuyến khích trình bày các cải tiến… thông qua Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.

Bước đầu tham gia dự án, chuyên gia SMEDEC2 đã ghi nhận lượng chỉ may vượt hơn định mức cho phép khoảng 10%, định mức sản phẩm lỗi chưa sát với thực tế, lượng vải cắt dư còn nhiều, không có biện pháp xử lí hoặc tận dụng.

Qua 6 tháng triển khai, doanh nghiệp đã đạt được một số kết quả nổi bật như: 1/ Tỷ lệ 2/5 huấn luyện viên được đào tạo đạt yêu cầu để trở thành huấn luyện viên TWI nội bộ (nhận thức tốt về lý thuyết, có khả năng thực hành và có kỹ năng giao tiếp tốt); 2/ Mức độ hài lòng của nhân viên đạt 76%, tăng 21% so với trước khi thực hiện; 3/ Tỉ lệ sản phẩm sai lỗi giảm 20%.

Để đạt được những kết quả như vậy, lãnh đạo nhà máy may Hòa Thọ đã cam kết cung cấp đầy đủ nguồn lực để tham gia chương trình. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào nguồn lực của công ty và thời gian thực hiện dự án mà công ty lựa chọn phạm vi phù hợp như một xưởng sản xuất, một công đoạn cụ thể để triển khai, sau đó nhân rộng ra toàn công ty. Ngoài ra, tùy vào điều kiện tại mỗi công ty mà phương pháp triển khai khác nhau, việc trao đổi và hướng dẫn thực hiện cần triển khai từng bước cụ thể và sau mỗi bước sẽ kiểm tra và cải tiến trước khi thực hiện bước tiếp theo. 

Những sai phạm trong quá trình sản xuất không phải là lỗi của người lao động mà là lỗi của quy trình sản xuất. Xây dựng các quy trình chính xác là trách nhiệm của các nhà quản lý và lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm cho các lỗi tiềm ẩn của người lao động.

Phương châm của TWI là: Nếu người lao động không biết cách thực hiện, đó là bởi không có ai hướng dẫn. Phương châm này là nền tảng cho sự phát triển năng lực của nhân viên trong nhà máy. Sự tôn trọng của nhân viên được thể hiện thông qua hiệu quả đào tạo họ, là một trong những giá trị quan trọng nhất của nhà máy.

 

Phát triển nguồn nhân lực nhờ TWI: Thực tiễn triển khai tại Công ty Giấy và Bao bì Hà Nội(VietQ.vn) - Triển khai Nhóm Huấn luyện - TWI, những thiệt hại do sản phẩm lỗi và hỏng đã giảm đáng kể. Đặc biệt, quan hệ công việc, kỹ năng chỉ dẫn việc, kỹ năng cải tiến đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Thế Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang