Ưu và nhược điểm của GAP và BRC ở đâu?

author 14:24 09/06/2014

(VietQ.vn) - Sự kết hợp của GAP và BRC sẽ giúp cho chuỗi cung cứng thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng, đồng bộ hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa 2 tiêu chuẩn này như thế nào không phải ai cũng rõ.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Tiêu chuẩn GAP cho nông nghiệp

Tiêu chuẩn GAP cho nông nghiệp. Ảnh minh họa

Bạn đọc Trần Duyên ở Đại học Nha Trang hỏi: những ưu và nhược điểm của GAP và BRC như thế nào? Theo Phòng Nghiên cứu và triển khai Năng suất thuộc Trung tâm Năng suất Việt Nam: Tiêu chuẩn GAP được thiết kế đặc thù cho việc sản xuất nông nghiệp. GAP thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lĩnh vực rau quả tươi, nó đưa ra những yêu cầu sau:

- Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất,

- Giống và gốc gép,

- Quản lý đất và giá thể,

- Phân bón và chất phụ gia,

- Nước tưới,

- Hóa chất sử dụng,

- Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch,

- Quản lý và xử lý chất thải,

- Người lao động,

- Ghi chéo hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm,

- Kiểm tra nội bộ

- Giải quyết khiếu nại

Với tiêu chuẩn GAP trong lĩnh vực chăn nuôi, trang trại, có thêm các yêu cầu về vệ sinh chuồng trại, chăm sóc thú y, điều kiện giết mổ và vận chuyển. Bên cạnh mối quan tâm về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn GAP còn chú trọng tới vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động. Còn tiêu chuẩn BRC Global Food Safety là tiêu chuẩn đặc thù về quản lý an toàn thực phẩm.

Tiêu chuẩn GAP được sử dụng để quản lý an toàn thực phẩm, môi trường tại trang trại và đồng ruộng. Còn tiêu chuẩn BRC chỉ được sử dụng để quản lý an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm.

Tiêu chuẩn BRC do hiệp hội bán lẻ Anh ban hành. Các yêu cầu đưa ra của BRC là:

- Cam kết của lãnh đạo và cải tiến liên tục

- Kế hoach an toàn thực phẩm – HACCP

- Quản lý an toàn thực phẩm và chất lượng

- Tiêu chuẩn về vị trí, kết cấu nhà xưởng

- Kiểm soát sản phẩm

- Kiểm soát quá trình

- Yêu cầu nhân viên

Tiêu chuẩn BRC được sử dụng như là chìa khóa cho các doanh nghiệp thực phẩm muốn xuất khẩu sản phẩm tới thị trường Anh. Tuy nhiên một số thị trường khác cũng chấp nhận tiêu chuẩn này để đánh giá nhà cung cấp. Tiêu chuẩn GAP (GLOBAL GAP) được thừa nhận trên nhiều quốc gia trên thế giới.

Hiện nay tiêu chuẩn ISO22000 được sử dụng phổ biến hơn. Đây là tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm áp dụng được trên cả trang trại, đồng ruộng tới các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO22000 do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành và có giá trị trên phạm vi toàn cầu.

PV

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang