Vũ khí bí ẩn nhất của Nga khiến đối thủ ‘đau đầu’ vì không thể giải mã

author 21:00 12/11/2017

(VietQ.vn) - Hệ thống SOKS là một vũ khí bí mật được Nga sử dụng trên các tàu ngầm khiến đối phương không thể phát hiện dù bị bám phía sau.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Trong báo cáo của CIA, hệ thống phát hiện sóng dao động (System Obnarujenia Kilvaternovo Sleda - SOKS) đầy bí ẩn của Nga được nước này sử dụng trên tàu ngầm K-14 từ những năm 1969.

Sau đó, nhiều biến thể với các bí danh như Colossus, Toucan và Bullfinch đã từng xuất hiện trên mỗi thế hệ tàu ngầm tấn công mới của Liên Xô và Nga, gồm cả lớp Akula và Yasen.

Hệ thống SOKS là vũ khí giúp tàu ngầm Nga không bị phát hiện dù bám đuôi kẻ địch phía sau. Ảnh: VnExpress

Hệ thống SOKS là vũ khí giúp tàu ngầm Nga không bị phát hiện dù bám đuôi kẻ địch phía sau. Ảnh: VnExpress

Theo các tài liệu mới được giải mật, những tin đồn ngày trước chính xác ở một điểm, đó là Nga đã không chỉ phát triển một mà là một vài thiết bị phát hiện tàu ngầm. Có công cụ thu các nuclit phóng xạ vương lại từ nhà máy điện hạt nhân của tàu ngầm. Hay một công cụ khác gọi là "quang phổ kế tia gamma" phát hiện vệt các nguyên tố phóng xạ còn lưu lại trong nước biển.

Cũng theo tài liệu của CIA: "Người Liên Xô được cho là đã thành công trong việc phát hiện chính các tàu ngầm hạt nhân của họ (một số từ bị xóa) bằng hệ thống như vậy".

Lạnh gáy với tên lửa có khả năng biến mọi loại tăng thành 'đồ chơi'(VietQ.vn) - Tên lửa HJ-8 là vũ khí chống tăng đáng gờm do Trung Quốc chế tạo và phát triển. Đây là một khí tài cực kỳ nguy hiểm có thể khiến các cường quốc vũ khí cũng phải nể phục.

Ngày nay, Nga có thể sở hữu các máy tính thương mại mạnh gấp hàng nghìn lần, hơn bất cứ máy nào từng có khi đó, và có thể đã gia tăng đáng kể tính năng cho hệ thống SOKS.

Bản báo cáo cho thấy, thậm chí ngay từ năm 1972 các cơ quan tình báo cũng đã nhận thức được cách thức các tàu ngầm Mỹ có thể bị theo dõi. Các giải pháp chống trả nhiều khả năng đã được xây dựng từ thời điểm đó, chẳng hạn như giảm bớt dấu vết hóa chất và phóng xạ. Điều đó giải thích tại sao phải 45 năm sau tài liệu này mới được đưa ra ánh sáng.

Các phiên bản mới của những công nghệ này chắc chắn đã ưu việt hơn rất nhiều các "bậc tiền bối". Nhiều tài liệu khoa học gần đây cho thấy Trung Quốc hiện đang nghiên cứu công nghệ tàu ngầm mới và ngay cả Hải Quân Mỹ và DARPA cũng bắt đầu quan tâm tới việc theo dõi sóng dao động. Nghĩa là công nghệ này không hẳn đã kém hơn như những suy nghĩ trước đây.

Và rằng, theo các chuyên gia quân sự, liệu Nga vẫn có thể âm thầm theo dõi được các tàu ngầm của đối phương hay không trước làn sóng công nghệ của các nước đang ngày càng phát triển. Nhưng để theo đuổi được Nga, có lẽ, các cường quốc sẽ cần phải chờ thêm 45 năm nữa.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang