Những mối nguy tiềm ẩn gây họa cho sức khỏe từ mái nhà thân yêu

authorThu Hường 06:26 06/09/2018

(VietQ.vn) - Bụi, nấm mốc, vi khuẩn, chất tẩy rửa... là 4 trong vô vàn những "kẻ thù" đang ẩn nấp trong chính ngôi nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.

Mới đây, thông tin về việc ô nhiễm không khí trong nhà gây ra cái chết của 99.000 người mỗi năm tại Châu Âu đã khiến chúng ta phải giật mình. Ít ai có thể ngờ rằng, ngay trong căn nhà chúng ta sinh sống hàng ngày cũng ẩn chứa vô vàn mối nguy hại tới cho sức khỏe. Bụi, nấm mốc, vi khuẩn, chất tẩy rửa... và hàng ngàn 'kẻ thù' khác đã và đang đe dọa mạng sống của chúng ta.

Bụi gây ra nhiều bệnh tim mạch, hen suyễn

Bụi này hình thành từ vô số nguồn gây ô nhiễm như khí thải của phương tiện giao thông, hoạt động nhà máy, công trình xây dựng... Những hạt bụi này len lỏi để bay vào nhà. Khi tồn tại trong nhà, nó gieo rắc nhiều mầm mống bệnh nguy hiểm như tim mạch, hen suyễn, thậm chí tử vong sớm. Đặc biệt, với nhóm đối tượng thường xuyên dành phần lớn thời gian ở nhà như trẻ nhỏ, người già, người bệnh…nguy cơ bị nhiễm bệnh sẽ cao hơn.

Các hạt bụi siêu nhỏ sẽ len lỏi vào ngôi nhà của chính chúng ta. Ảnh: GenK

Theo báo cáo hiện trạng Môi trường Quốc gia giai đoạn 2011–2015 của Tổng cục Môi trường Việt Nam chỉ ra các đô thị lớn tại Hà Nội hay vùng có hoạt động công nghiệp mạnh như Việt Trì (Phú Thọ), ô nhiễm bụi có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao. Nhất là các khu vực gần các trục giao thông chính. 

Nấm mốc có thể gây dị ứng

Nấm mốc có thể tìm thấy ở cả trong nhà và ngoài trời. Chúng phát triển mạnh nhất trong thời tiết ấm áp, độ ẩm không khí cao và những nơi ẩm ướt. Nếu ngôi nhà bạn đang sống ẩm thấp thì có thể bạn đang chung sống với nấm mốc. Đa phần nấm sinh sôi trong nhiệt độ từ 10 - 35 độ C hoặc ở điều kiện độ ẩm cao. Vì thế, thực phẩm, cây cối, chất thải động vật, sơn, keo dán, gỗ, giấy, vải vóc, thậm chí là gạch men... đều có thể biến thành "nhà" của chúng.

Nấm mốc có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Hít hay tiếp xúc với nấm mốc hoặc các bào tử nấm mốc sẽ gây ra dị ứng hoặc hen suyễn ở những người có cơ địa nhảy cảm hoặc mang sẵn bệnh. Nó cũng có thể gây các bệnh lây truyền do nấm. Thêm vào đó, nếu nấm mốc quá nhiều sẽ gây kích ứng mắt, da, mũi, họng và phổi.

Hà Nội có 91% số ngày ô nhiễm không khí vượt tiêu chuẩnNhững người thực hiện lấy mẫu không khí tại 3.000 địa điểm trên khắp thế giới và sau khi đo đạc, kết luận rằng "92% dân số thế giới phải hít thở loại không khí không đạt chuẩn của WHO". Số liệu cũng cho thấy khu vực Đông Nam Á và bờ tây Thái Bình Dương trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia... là những quốc gia bị ô nhiễm nhất.

Vi khuẩn gây bệnh đường ruột

Theo Giáo sư Tom Humphrey của Viện nhiễm trùng và Sức khỏe toàn cầu ở Đại học Liverpool (Anh), nhiều người cho rằng “vi khuẩn không thể sinh sôi ở những nơi có điều kiện nhiệt độ thấp như tủ lạnh”. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm chết người, kết quả nhiều nghiên cứu đã cho thấy ngăn đựng rau quả có thể chứa lượng vi khuẩn cao gấp 750 lần mức an toàn, trong đó, tỷ lệ các vi khuẩn nguy hiểm như E.Coli, salmonella và listeria thậm chí còn cao hơn.

Vi khuẩn li ti trú ngụ trong mọi ngóc ngách. Ảnh: GenK

Thêm vào đó, đủ thứ vi khuẩn từ ngoài đường bám vào đế giày, quần áo… theo con người về nhà, cũng góp phần khiến cho không gian sống trong nhà trở nên tệ hại hơn.

Những vi khuẩn độc hại này có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng bệnh: buồn nôn, tiêu chảy, hoặc thậm chí còn là nguyên nhân gây ung thư. Ví dụ: nếu sử dụng chai nhựa để đựng nước uống trong tủ lạnh, khi ở nhiệt độ thấp, nhựa sẽ tiết ra độc tố dioxin – chất cực độc, là nguyên nhân chính gây ra ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

Các loại hóa chất tẩy rửa

Bột giặt, nước lau sàn, sơn tường và cả thuốc trừ sâu. Thậm chí các bức tranh nghệ thuật, các sản phẩm thủ công và cả các loại đồ dùng để chăm sóc sân vườn cũng ẩn chứa những nguy cơ vì chứa hóa chất tẩy rửa.

Rất nhiều đồ dùng trong nhà có thể gây hại cho trẻ nhỏ, vật nuôi và môi trường nếu không sử dụng hoặc tích trữ. Các chất độc trong các sản phẩm này sẽ gây hại nếu nuốt, hít phải hoặc phơi nhiễm qua da. Phản ứng của cơ thể đối với tình trạng nhiễm độc rất khác nhau. Nếu nhiễm độc nhiều có thể gây ảnh hưởng tới sự sinh sản hoặc các bệnh tật nghiêm trọng khác, thậm chí là tử vong.

Thuốc diệt côn trùng

Các loại thuốc này giúp bảo vệ con người khỏi các vi khuẩn, côn trùng gây hại nhưng chúng cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nếu phải sử dụng các chất này, hãy tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn trên sản phẩm, đặc biệt cẩn thận khi trong nhà có trẻ nhỏ.

Trước thực trạng này, cơ quan Bảo vệ Môi Sinh EPA (Mỹ) khuyến cáo, chúng ta nên quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giữ nhà cửa luôn thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ. Chỉ cần thực hiện tốt điều này sẽ góp phần cải thiện chất lượng không khí trong nhà bạn. Đồng thời các chuyên gia cũng nhấn mạnh, nếu muốn cả gia đình khỏe mạnh lâu dài, hãy lựa chọn một chiếc máy lọc không khí. Rõ ràng, thay vì mở cửa đưa cả không khí lẫn bụi vào nhà thì giải pháp thanh lọc không khí bằng một chiếc máy lọc có khả năng diệt khuẩn và lọc bụi lại khả dụng, hiệu quả hơn hẳn.

 Hạnh Vũ (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang