Sốc: Bệnh đái tháo đường 'tấn công' cả trẻ sơ sinh

authorNgọc Nga 20:23 09/09/2017

(VietQ.vn) - Theo các chuyên gia, bệnh đái tháo đường ở trẻ đang có dấu hiệu gia tăng, một phần do ăn uống cũng như lối sống thiếu lành mạnh.

Trẻ sơ sinh cũng có thể mắc đái tháo đường

Theo tờ Hà Nội Mới, tiểu đường (đái tháo đường) ở trẻ em còn gọi là tiểu đường tuyp 1, xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ insulin. Insulin là loại hormone (hoóc-môn) cho phép cơ thể sử dụng đường làm năng lượng. Ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, lượng đường huyết tăng nhưng cơ thể không sử dụng được do thiếu hụt insulin.

Tiểu đường tuýp 1: tiểu đường phụ thuộc insulin, là loại tiểu đường chủ yếu hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 1 cần điều trị bằng insuline thì mới có cơ hội sống.

Tiểu đường tuýp 2: thường gặp ở người lớn tuổi hơn (trên 40 tuổi) và thường gắn liền với tình trạng thừa cân. Những người này có khả năng sản xuất insulin nhưng insulin hoạt động không hiệu quả. Chế độ ăn và tập luyện có thể cải thiện đường huyết.

Số trẻ mắc đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng. Ảnh minh họaSố trẻ mắc đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng. Ảnh minh họa

Theo vov.vn, các chuyên gia y tế cho hay, những năm gần đây trên thế giới, số lượng trẻ mắc tiểu đường đang có chiều hướng gia tăng khi sau 30 năm, con số mắc tiểu đường ở trẻ tăng gấp 3 lần. Và ở nước ta, số lượng trẻ mắc bệnh này cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó.

Đái tháo đường thường gặp ở người lớn, một phần do tính chất di truyền, rối loạn tổng hợp insulin và liên quan đến yếu tố ăn uống, lười vận động, phải điều trị bằng thuốc và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân. Tuy nhiên, đa phần trẻ mắc đái tháo đường ở nước ta thường gắn liền với chứng thừa cân, béo phì, lối sống thiếu lành mạnh và thói quen ăn uống không điều độ.

Trước đây đái tháo đường thường xuất hiện ở độ tuổi sau 40. Nhưng hiện nay, bệnh này được phát hiện ở trẻ nhỏ, thậm chí cả trẻ sơ sinh.

Theo bác sĩ Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền, BV Nhi TW, hiện nay tỷ lệ mắc tiểu đường ngày càng tăng và biểu hiện tăng thấy rất rõ ở tuổi trưởng thành.

Trẻ em chủ yếu mắc tiểu đường tuýp 1, còn một tỷ lệ nhỏ là tiểu đường tuýp 2. Từ năm 2013 tới nay, con số tiểu đường tuýp 1 tăng lên 3 - 4 lần so với trước, còn ở tuýp 2 cũng bắt đầu tăng ở trẻ em vì các cháu mắc béo phì quá nhiều. Cá biệt là nhóm bệnh tiểu đường sơ sinh (mắc trước 6 tháng tuổi).

Cách phòng tránh biến chứng võng mạc với bệnh nhân đái tháo đường(VietQ.vn) - Biến chứng võng mạc đái tháo đường có thể gây xuất huyết dịch kính, màng xơ trước võng mạc dẫn tới giảm hoặc mất thị lực, thậm chí gây mù.

Dấu hiệu trẻ bị bệnh tiểu đường

Bác sĩ Vũ Chí Dũng cũng chỉ ra rằng, với tiểu đường sơ sinh rất khó phát hiện triệu chứng, bởi các triệu chứng tiểu đường cổ điển như khát nước, tiểu nhiều thì thường không biểu hiện ở nhóm trẻ này.

Thông thường, khi thấy đứa bé tiểu tràn ra cả tã mới nghi ngờ. Ở trẻ lớn hơn, thấy tiểu nhiều, khát nước, tiểu dầm, sụt cân, hoặc đứa trẻ có biểu hiện như nôn, đau bụng, kèm thêm những bệnh thông thường và có thể có sốt… Hoặc trong quá trình chăm sóc trẻ, có thể phát hiện những triệu chứng nghi ngờ, cha mẹ cần đưa con đến các chuyên gia y tế để khám và điều trị sớm.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tiểu đường tuýp 2 thường xảy ra với người lớn tuổi và vẫn cho phép người bệnh sản sinh insulin, nhưng với một lượng rất nhỏ, không đủ cho nhu cầu của cơ thể. Chính vì thế, bệnh nhân thường phải mất nhiều năm mới phát hiện ra bệnh.

Đối với trẻ nhỏ bị tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện những mảng đen trên da - là kết quả quá trình phản ứng của cơ thể với sự thiếu hụt insulin. Đây là một biến chứng do sự béo phì, sự kháng cự của cơ thể khi thiếu insulin, lượng cholesterol cao tạo nên. Ở những bé gái, bệnh thường kéo theo rối loạn hormone, nổi mụn trứng cá và u nang buồng trứng khi trưởng thành. Khi mắc bệnh, nguy cơ bị rút ngắn tuổi thọ ở các em rất cao, cho dù có hạn chế bằng cách dùng thuốc, giảm cân hay luyện tập.

Một số điều cần biết về bệnh tiểu đường

Tiểu đường không truyền từ người này sang người khác. Đây là bệnh không lây nhiễm, mà có nguy cơ liên quan đến các yếu tố di truyền.

Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1 không phải là do ăn quá nhiều đường hoắc bất kì thức ăn nào khác.Tuy nhiên, khi đã mắc bệnh cần hạn chế đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 không mất đi khi con bạn lớn lên cũng như không thể chuyển hóa sang tiểu đường tuýp 2 và điều trị tiểu đường là điều trị suốt đời.

 

 Ngọc Nga (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang