Chìa khóa để các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng lực cạnh tranh là gì?

author 06:45 04/11/2018

(VietQ.vn) - "Các doanh nghiệp của Việt Nam hiện tại rất tự tin và khi nhìn cuộc chơi sắp tới họ cũng thấy nhận cơ hội rất lớn" - Bà Vũ Hồng Dân - Chuyên gia Viện năng suất Việt Nam chia sẻ.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Câu chuyện năng suất, chất lượng từ lâu đã trở thành vấn đề đáng quan tâm của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với sự phát triển như vũ bão của KH&CN, sự sáng tạo không ngừng của các doanh nghiệp (DN) đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đối với Chương trình Quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của DN Việt Nam đến năm 2020" (Chương trình 712) với mục tiêu 60.000 DN được hướng dẫn, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nhiều DN đã chủ động triển khai, áp dụng những mô hình tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, qua đó khẳng định giá trị thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.

 Bà Vũ Hồng Dân đã có những chia sẻ và đánh giá việc áp dụng Chương trình 712 đối với sự phát triển của DN Việt Nam. Ảnh: Hán Hiển

 Diện mạo mới của DN nhờ tiếp cận hệ thống quản lý tăng NSCL

Theo quan điểm của tôi, Chương trình 712 triển khai hơn 8 năm qua đã đem lại và tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, cũng như cộng đồng DN Việt Nam nói riêng.

Ý nghĩa thứ nhất phải kể đến chính là có những sự chuyển biến, thay đổi tích cực trong cộng đồng DN về năng suất cũng như nỗ lực để nâng cao năng suất. Làm sao để chúng ta có thể nâng cao thương hiệu, sản phẩm “made in Việt Nam” của các DN Việt Nam trên thị trường Việt Nam cũng như trên thế giới. Qua nhiều nỗ lực về truyền thông Chương trình 712 về phương tiện thông tin đến các hội thảo, hội nghị, các hoạt động đào tạo, giao lưu, học hỏi, chia sẻ thì đã có hàng trăm ngàn người, hàng chục ngàn DN đã được biết đến.

Đặc biệt, chương trình cũng đã ban hành những ấn phẩm, tủ sách về năng suất và cung cấp những tri thức, phương pháp đến cộng đồng doanh nghiệp. Hơn 20 đầu sách đã xuất bản. Đây là một trong những tài sản rất lớn.

Thứ hai, Chương trình 712 cung cấp một cơ hội rộng mở và công bằng cho rất nhiều các đối tượng DN của Việt Nam. Cách đây hơn 10 năm hoặc là 20 năm, việc tiếp cận các hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế, đầu tiên là ISO 9.000 tiếp đến ISO 14.000 và các hệ thống khác thì đa phần các DN nước ngoài họ làm vì họ có một số yêu cầu từ phía đối tác và thứ hai là họ có tài chính họ làm trước. Với các DN Việt Nam thường các DN lớn họ làm trước.

Trong Chương trình 712, với gần 5000 DN được hỗ trợ trong 8 năm qua, chương trình đã có độ phủ và mang lại sự hỗ trợ không chỉ cho các DN lớn mà cả các DN vừa và nhỏ họ cũng được trang bị và tiếp cận những công cụ hiện đại. Các công cụ đó có thể là hệ thống quản lý, công cụ quản lý ISO 9000 cho đến hệ thống các công cụ cải tiến cơ bản như 5S, các công cụ cải tiến hữu hiệu như bây giờ đó là Lean hoặc Lean 6 Sixma. Như vậy là về cơ hội tiếp cận các DN rất cởi mở và rộng khắp.

Thứ ba, về số lượng công cụ làm hệ thống cũng rất đa dạng, phong phú. Thông qua việc áp dụng này thì các DN cũng đã có phương pháp nâng cao NSCL, cũng như giảm các sai lỗi và nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thông qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Đặc biệt khi DN muốn duy trì hệ thống này và sau này họ muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, thông qua năng suất ở nhưng giai đoạn tiếp theo vì hiện nay áp lực của DN ngày càng gay gắt hơn do cạnh tranh. Nếu hôm nay chúng ta hài lòng về những gì mà chúng ta đã có thì một năm sau, nó có thể trở thành thách thức. Vì vậy, DN họ đã chủ động thay đổi, đổi mới về thệ thống quản lý và công nghệ sản xuất đồng thời thiết kế sản phẩm mới. Họ cần phải có 1 hệ thống phù hợp để đáp ứng yêu cầu đấy và giải bài toán hiệu quả nhất. Họ cần phải có một lực lượng hay nguồn lực con người rất quan trọng. Cần đào tạo một đội ngũ cán bộ chủ chốt của DN để họ có thể tự triển khai và duy trì hệ thống này, thực hiện một cách sáng tạo để giúp DN chủ động hơn nữa, giúp cho DN phát triển trong tương lai.

Trong tương lai, cơ hội và thách thức của DN Việt Nam đến từ nền công nghệ và từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các DN có xu hướng là đầu tư công nghệ và tự động hóa. Họ có thể tích hợp các công nghệ thông minh, tự động hóa, xây dựng một nhà máy thông minh hoặc văn phòng thông minh và cần những con người làm việc thông minh. Quan trọng nhất, các chủ DN hiện nay đang băn khoăn trong việc lựa chọn công nghệ gì cũng như đầu tư vào đâu để đem lại hiệu quả. 

Chìa khóa để các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng lực cạnh tranh là gì?

Bà Vũ Hồng Dân chia sẻ, DN vừa và nhỏ, siêu nhỏ tại Việt Nam tham gia trong top khởi nghiệp rất là đông. Các DN của Việt Nam hiện tại rất tự tin và khi nhìn cuộc chơi sắp tới họ cũng thấy nhận cơ hội rất lớn. Tất nhiên, thách thức thì không thể không có, quan trọng nhất là mình sẽ làm gì.

Theo quan điểm của tôi, không phải có một đáp án duy nhất nhưng khi cạnh tranh hoặc khi tham gia sân chơi này thì chúng ta phải xác định rõ chúng ta làm cái gì tốt nhất? Những chủ DN khi xác định mình sẽ khởi nghiệp hoặc mình đăng ký thành lập DN chúng ta phải xác định rõ là chúng ta phục vụ ai – đó chính là khách hàng, thị trường.

DN nhỏ họ chỉ có 1 khách hàng, 1 thị trường, họ cũng phải xác định rõ là chúng ta sẽ phục vụ họ như thế nào. Chúng ta sẽ phải dựa trên những năng lực, cốt lõi, tập trung để làm cái đó tốt nhất, cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Trong bối cảnh như vậy, vấn đề kết nối giữa DN vừa và nhỏ trong việc ứng dụng hệ thống, công cụ năng cao năng lực cạnh tranh, năng suất cho DN vừa và nhỏ họ có những điểm hạn chế của họ. Họ ít lao động, kinh nghiệm và những kinh nghiệm thương trường chưa thực sự nhiều và thiếu, yếu về thiết bị, máy móc và ngay cả thương hiệu khi họ ra ngoài thị trường họ cũng chưa được biết đến nhiều.

Các vấn đề còn lại là tổ chức hoạt động sản xuất như thế nào để không chỉ các DN vừa và nhỏ mà trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đem lại uy tín cho khách hàng của mình thì họ cần phải thực hiện được cam kết mà họ đã kí kết với khách hàng của mình. Do vậy, chúng ta phải có một hệ thống, công cụ và phương tiện để thực hiện các cam kết với khách hàng.

Lương công nhân không đủ sống, lấy gì để sáng tạo?(VietQ.vn) - PGS.TS.Vũ Quang Thọ cho rằng, cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi nguồn lao động sáng tạo và chuyên nghiệp... Tuy nhiên, con người có thể sáng tạo được không khi lương công nhân Việt Nam hiện không đủ sống?

Phương Mai

 
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang