Két nước làm mát ô tô quá nhiệt- tài xế trả giá đắt vì những sai lầm hàng ngày

author 06:39 03/05/2020

(VietQ.vn) - Nước làm mát ô tô là phần không thể thiếu trong suốt quá trình sử dụng, tuy nhiên chỉ cần sơ ý sẽ phải trả giá tương đối đắt.

Sự kiện: Cảnh báo ô tô xe máy

Nước làm mát là loại dung dịch không thể thiếu đối với động cơ. Loại nước này có tác dụng chống đông khi nhiệt độ xuống thấp bảo vệ két nước không bị vỡ khi nước đóng băng và nở ra.

Nước làm mát còn tăng điểm sôi của nước, giúp hấp thụ tốt hơn lượng nhiệt từ động cơ và giúp động cơ làm việc mát hơn so với sử dụng nước thông thường. 

Khi két nước sôi sẽ vô cùng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Ảnh minh họa 

Thực chất, nước mát gồm nước tinh khiết/nước cất không lẫn tạp chất, không dẫn điện nhưng nhiệt độ sôi chỉ ở mức 100 độ C vì thế người ta hòa thêm dung dịch ethylene glycol cùng một số phụ gia khác tăng nhiệt độ sôi, dẫn nhiệt của nước chống ăn mòn, đóng cặn trong quá trình hoạt động.

Trong khi đó, nước lã, nước suối hay nước khoáng dùng để uống, sinh hoạt lại chứa một số vi chất bổ sung, khoáng chất và nếu tài xế hòa cùng nước mát vô tình tạo ra các phản ứng hóa học gây kết tủa tạo cặn bám vào thành đường nước một thời gian dài sẽ làm nghẹt đường ống, ăn mòn tại các vị trí khớp nối dẫn tới việc xe thường xuyên cảnh báo quá nhiệt.

Việc sôi két nước thường gặp trên các dòng xe đời cũ, tuổi đời cao bởi sau thời gian hoạt động, các bộ phận như bơm nước hỏng, kẹt van hằng nhiệt khiến cho dòng nước mát không thể tuần hoàn làm mát. Hoặc quạt két nước bị hỏng bởi các yếu tố tác động từ bên ngoài hoặc đã hết tuổi thọ. Ngoài ra trong quá trình vận hành có thể các đường ống mục do thời tiết, hay mối nối lỏng lẻo nhưng không được thay mới dẫn đến việc hao hụt nước mát.

Lái xe tải đổ dốc và những nguyên tắc cần phải nhớ để tránh tai nạn(VietQ.vn) - Lái xe tải vốn đã vô cùng khó khăn, khi đổ dốc lại càng nguy hiểm hơn nếu tài xế không nắm chắc những kỹ năng lái xe cơ bản.

Nguyên nhân cũng có thể do để lọt khí từ buồng đốt vào đường nước. Hiện tượng này rất khó phát hiện, bởi chỉ xảy ra khi động cơ hoạt động quá lâu, nhiệt độ nước vượt ngưỡng 100 độ C trong thời gian dài hậu quả là thổi gioăng mặt máy, cong mặt máy, hở gioăng kim phun... từ đó khí cháy từ buồng đốt lọt vào đường nước làm cho nước sôi rất nhanh. Nguyên nhân này thường xảy ra vào mùa hè và tại các thành phố lớn, nơi hạ tầng giao thông đông đúc, kẹt xe thường xuyên khiến luồng gió làm mát tự nhiên không có, phải làm mát bằng gió cưỡng bức.

Không có một quy chuẩn nào về việc thay nước mát, việc thay thế phụ thuộc vào cách vận hành của tài xế cũng như tình trạng giao thông nơi tài xế sinh sống. Do đó, tại các thành phố lớn, giao thông đông đúc bạn nên thay thế sau 45.000 - 50.000km hoặc sau 2 - 3 năm nếu xe ít vận hành. Đồng thời cũng nên kiểm tra mức nước mát theo chu kì 2 tháng lần để đảm bảo không có sự hao hụt. Việc hao hụt nước mát có thể khiến xe vận hành ì ạch, hao xăng, gằn máy,… thậm chí mặt quy-lát có thể bị cong vênh, bó máy do dãn nhiệt.

Khi muốn đổi loại nước mát cần phải xúc sạch, xả hoàn toàn nước cũ để tránh việc kết tủa, đóng cặn đường ống. Việc thay thế nước mát tương đối phức tạp nếu không đủ kinh nghiệm hoặc dụng cụ bạn nên ra ngoài gara, trạm dịch vụ để tiến hành thay thế tránh mất thời gian cũng như tiền bạc.

An Dương 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang