Những rủi ro và thiệt hại của doanh nghiệp liên quan đến sản xuất thừa

authorHòa Lê 07:16 17/04/2016

(VietQ.vn) - Sản xuất thừa là 1 trong 7 loại lãng phí tệ nhất kìm hãm hoạt động nâng cao năng suất chất lượng của doanh nghiệp.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Thật ngạc nhiên khi nhiều công ty sản xuất nhiều hơn cần thiết bởi việc không thắt chặt các phần, các sản phẩm và vật liệu! Nếu không có trình tự, bảo dưỡng và kỷ luật trong dự trữ thì hàng hoá tồn kho sẽ chiếm hết không gian chứa. Thật rủi ro khi tạm thời lưu trữ sản phẩm trong khu vực chuyên dụng, vì một số người có thể chuyển một loạt mà không bảo dưỡng cũng không thông báo trong trường hợp như vậy, có khả năng mất theo dõi và dẫn đến lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng và nhân lực.

Nâng cao năng suất chất lượng: Thiệt hại của sản xuất thừaSản xuất thừa là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ, năng suất chất lượng giảm tại nhiều doanh nghiệp

Tập đoàn Toyota, Nhật Bản đã đưa ra 7 loại lãng phí trong hoạt động sản xuất đó là: sản xuất dư thừa, thời gian chờ đợi, vận chuyển hàng hóa không hợp lý, hàng tồn kho dư thừa, quy trình sản xuất, việc di chuyển trong công việc không hợp lý và sản phẩm hư hại.

Sản xuất thừa là sản xuất nhiều hơn và sớm hơn so với yêu cầu của khách hàng. Đây cũng chính là lãng phí tệ nhất trong 7 loại lãng phí mà tập đoàn Toyota đưa ra và chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ, năng suất chất lượng giảm tại nhiều doanh nghiệp. Bởi vậy khi thực hiện phương pháp 5S, điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm đó là tìm ra các điểm lãng phí để loại bỏ.

Rủi ro và thiệt hại đầu tiên của doanh nghiệp liên quan đến sản xuất thừa đó là tăng nhân công và thiết bị vào việc sản xuất. Tiếp theo đó là nguyên vật liệu, hàng bán, thành phẩm được sử dụng trước thời hạn.

Nâng cao năng suất chất lượng: Thiệt hại của sản xuất thừaTrong sản xuất thừa, máy móc, thiết bị được đưa vào hoạt động nhiều làm tiêu hao năng lượng, chi phí

Trong sản xuất thừa, máy móc, thiết bị được đưa vào hoạt động nhiều làm tiêu hao năng lượng (dầu, điện…), chi phí. Không gian làm việc của doanh nghiệp cũng sẽ bị thu hẹp do tăng các dụng cụ chứa hàng như giá, kệ...

5S là phương pháp quản lý có thể giúp hạn chế lãng phí, cải thiện năng suất, tuy nhiên ở Việt Nam phương pháp này vẫn chưa được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa (DNSXNVV). Tại Nhật Bản, 5S không chỉ là những nguyên tắc mà đã trở thành tập quán quản trị trong doanh nghiệp. Đó là văn hóa “sạch sẽ” nơi công sở nhằm triệt tiêu sự lãng phí và tăng năng suất chất lượng.

>> Bi kịch gia đình 2 người làm nghề điện có 2 người chết vì bình nóng lạnh

Hòa Lê

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang